Tuổi dậy thì hãy để con phải chịu 3 loại "khổ", có như vậy tương lai mới không thua kém bạn bè: Cha mẹ thương con nhưng đừng sai cách

Nuôi dạy con 08/08/2022 17:16

(Tổ Quốc) -Những “nỗi khổ” này có thể khiến con không thích, nhưng đem lại lợi ích rất lớn để có thể phát triển đầy đủ cả về tinh thần lẫn thể chất trong tương lai.

Đã có bao giờ bạn tự hỏi mình có nuông chiều con quá mức không hay chỉ lấy cớ rằng vì bé còn nhỏ nên cần nhẹ nhàng? Hay có những khi bạn không muốn la mắng vì sợ trẻ trở nên phản nghịch, ngang bướng trong tuổi dậy thì?

Thật ra, giáo dục theo kiểu mềm mỏng hay nghiêm khắc đều cần có sự linh hoạt. Đôi khi những quy tắc và “kỷ luật thép” sẽ là chìa khóa giúp trẻ đi vào nề nếp cũng như biết tự kiểm soát bản thân hơn.

Làm ba mẹ, ai cũng dành tình thương yêu con cái hết mình. Đôi khi, các phụ huynh thường chiều theo mong muốn của con để trẻ có thể vui vẻ tận hưởng thời thơ ấu.

Tuy nhiên, nếu nuông chiều con quá mức, những thói quen xấu không được thay đổi kịp thời có khi dẫn đến những hậu quả không tốt về sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ. Thương con là một lẽ nhưng bạn còn cần biết thương con theo cách thông minh mới là điều quan trọng nhất.

Ngày nay, các bậc cha mẹ ngày càng chú trọng đến giai đoạn tuổi dậy thì của trẻ. Họ quan tâm chăm sóc để con trẻ phát triển khỏe mạnh cả bên trong lẫn bên ngoài, cả tâm lý lẫn hình thể. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, một số sai lầm mà một số cha mẹ vô tình mắc phải sẽ trở thành vật cản khiến con cái không thể cao lớn, khỏe mạnh.

Vậy, trong giai đoạn tuổi dậy thì, cha mẹ nên đặt ra những quy tắc như thế nào? 

Để con phải chịu 3 loại "khổ"

  1. Nỗi khổ phải ăn cả những món không thích

Khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển cơ thể, nhiều bố mẹ muốn con cái ăn nhiều hơn nên thường cho con ăn những món yêu thích. Nhưng không phải hễ ăn nhiều thì trẻ sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh. 

Ngược lại, quá nhiều năng lượng dư thừa sẽ tạo gánh nặng cho cơ thể trẻ. Trẻ ăn quá no, dinh dưỡng không cân bằng sẽ dẫn đến tích tụ thức ăn, táo bón, còn làm trẻ lười ăn, chậm tư duy, máu lưu thông chậm, dễ mệt mỏi.

Đặc biệt, duy trì một chế độ ăn uống khoa học có liên quan mật thiết đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Do đó, dù trẻ không thích ăn những món rau xanh, thanh đạm mà chỉ muốn ăn đồ chiên rán, nhiều calo… cha mẹ cũng nên đặt ra quy tắc về vấn đề này. 

Tuổi dậy thì hãy để con phải chịu 3 loại 'khổ', có như vậy tương lai mới không thua kém bạn bè: Cha mẹ thương con nhưng đừng sai cách - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet
  1. Nỗi khổ vận động thể chất liên tục

Bản tính trẻ con rất thích vận động, nhưng thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại thông minh, máy tính, ipad… đang ngày càng lan rộng. Nhiều trẻ thậm chí có thể ngồi lỳ một chỗ cả ngày với các thiết bị này mà không tham gia bất cứ hoạt động thể chất nào.

Cha mẹ cần nhớ rằng, vận động hợp lý có tác dụng rất tích cực đối với sự phát triển và trao đổi chất của trẻ. Quá trình này không chỉ giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh mà còn nâng cao sức khỏe tinh thần. 

Cha mẹ nên khuyến khích con cái tham gia một số môn thể thao ngoài trời, rèn luyện thể chất thường xuyên chứ không được lười biếng. Trong quá trình đó, dù trẻ lấm bẩn, vấp ngã hay bị thương thì đều trở thành những trải nghiệm cần thiết để trưởng thành.

Tuổi dậy thì hãy để con phải chịu 3 loại 'khổ', có như vậy tương lai mới không thua kém bạn bè: Cha mẹ thương con nhưng đừng sai cách - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet
  1. Nỗi khổ vì bị kiểm soát giờ giấc nghỉ ngơi

Trong xã hội ngày nay, việc thức khuya dường như đã trở thành một thói quen, nhất là đối với các bậc phụ huynh. Công việc và bộn bề cuộc sống khiến họ coi ngủ muộn là “chuyện thường ngày”. Mà lối sống của cha mẹ lại ảnh hưởng rất lớn đến con cái nên nhiều trẻ cũng có thói quen thức khuya từ nhỏ. 

Điều này rất có hại đối với trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Nhiều trẻ em thường xuyên thức khuya sẽ kém phát triển chiều cao hơn so với những trẻ đi ngủ đúng giờ. Nguyên nhân là do quá trình tiết hormone tăng trưởng của cơ thể thường kéo dài từ 9h đến 11h vào buổi tối, trong điều kiện cơ thể đã rơi vào giấc ngủ. Do đó, trẻ cần ngủ sớm và đủ giấc mới có thể cao lớn hơn. 

Đồng thời, thức khuya cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và trí thông minh của trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải thúc giục trẻ ngủ đúng giờ và hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Tuổi dậy thì hãy để con phải chịu 3 loại 'khổ', có như vậy tương lai mới không thua kém bạn bè: Cha mẹ thương con nhưng đừng sai cách - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Đây là những nguyên tắc mà cha mẹ cần đặt ra cho con cái, dù đó là điều mà trẻ không thích, đặc biệt là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao.

Giai đoạn vàng cho trẻ phát triển chiều cao 

Các bậc cha mẹ cần biết là, thời điểm tăng trưởng chiều cao cơ bản ở con trai và con gái là khác nhau. Giai đoạn đầu của thời kỳ vàng tăng trưởng chiều cao của trẻ là trong độ tuổi lên 3. 

Chiều cao của trẻ sơ sinh nhìn chung là khoảng 50cm. Trong năm đầu tiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ là nhanh nhất, có thể phát triển đến 75cm. 

Thời kỳ vàng thứ hai của tăng trưởng chiều cao là tuổi dậy thì, lúc này bé gái thường bắt đầu phát triển sớm hơn bé trai và phát triển nhanh ở độ tuổi 12 đến 13. Các bé trai phát triển muộn hơn, thường thời kỳ sinh trưởng ở vào khoảng 14 đến 16 tuổi. 

Vì vậy, các bậc cha mẹ nhất định phải nắm chắc thời kỳ vàng để xây dựng lối sống lành mạnh, thói quen tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp trẻ phát triển đầy đủ, không thua kém bạn bè.

8 điều cha mẹ cần nắm rõ nếu muốn nuôi dạy con cái trở thành người tử tế, có lòng nhân ái, ai cũng yêu mến

Một đứa trẻ có lòng nhân ái, tử tế sẽ được mọi người yêu mến và tương lai sẽ gặp nhiều điều thuận lợi.

TIN MỚI NHẤT