Những lời nói như “xát muối” của cha mẹ khi xưa đã ám ảnh cô gái này đến tận 25 tuổi, khiến cô không tự tin để trải qua buổi phỏng vấn xin việc.
Một cô gái 25 tuổi bước vào phòng tư vấn tâm lý, đầu tóc rối bời, lông mày chau lại, mắt ướt nhòe, mãi lúc sau mới nói được 1 câu: “Cháu không tìm được việc làm, mất ngủ mấy ngày liền, tưởng như muốn ngã quỵ”.
Cô gái tiếp tục im lặng, chuyên gia tư vấn cố gặng hỏi và cô chỉ đáp lại rất ngắn gon, hầu như câu nào cũng vài từ. Khi nói chuyện, nét mặt cô rất khổ sở.
Có thể thấy rằng, cô là người sống nội tâm, không giỏi giao tiếp, rất khó để vượt qua cuộc phỏng vấn tìm việc làm. Vốn dĩ, nhân viên tư vấn muốn giúp cô ấy thoát khỏi tâm lý khó khăn hiện tại là không thể tìm được việc làm, nhưng cô ấy lại than phiền đủ chuyện về gia đình mình. Những cuộc nói chuyện dần cởi mở hơn, người ta thấy được cô có một tuổi thơ không mấy suôn sẻ.
Ảnh minh họa.
Cha cô, một giám đốc điều hành kinh doanh rất bận rộn, ông luôn vắng mặt trong quá trình trưởng thành của cô gái. Mẹ cô là một giáo viên tiểu học, nghiêm khắc dạy dỗ cô từ khi mới sinh ra.
Sau khi đi học, mẹ cô đặt rất nhiều kỳ vọng lên con gái mình. Cô thường xuyên bị mắng chỉ vì học không tốt. Cô nhớ lại, lúc mình học mẫu giáo, nếu đọc sai sẽ bị mẹ khiển trách nặng nề: "Sao con ngu thế! Con ngu hơn cả con lợn, làm sao mẹ đẻ ra được đứa con gái như con".
Cô gái thích nghe những câu chuyện, thích tự tưởng tượng theo tình tiết của câu chuyện nhưng không dám nói với mẹ mình. Bởi cô biết rằng, nếu mình kể ra sẽ bị mẹ nói là “lại bịa chuyện, con tưởng mình thông minh à, dành thời gian đó mà học hành cho tử tế”.
Dần dần, cô càng nói ít đi, sự nghiêm khắc của mẹ khiến cô sống ngày một thu mình lại. Cô cảm thấy mình thực sự ngu ngốc.
Cô học toán không giỏi, khi được mẹ kèm, mẹ cô đã chế giễu không biết bao nhiêu lần: “Cùng một phương pháp dạy như vậy mà lớp con bạn nào cũng được điểm cao ngoại trừ con. Con không thấy mình kém cỏi lắm sao”.
Mẹ thường đưa cô đến gặp những học sinh xuất sắc, chỉ ra lỗi sai và yêu cầu cô học hỏi từ những bạn giỏi hơn mình. Cô cảm thấy mình không thể ngẩng đầu lên được. Cô cho biết, cả tuổi thơ của cô rất khó khăn và chán nản ...
Chuyên gia tâm lý phân tích, sự lầm lì hướng nội của cô ấy là do người mẹ gây ra. Mặc dù tính tình của cô gái không phải hoạt bát, nhưng nếu mẹ không nghiêm khắc hoặc áp chế cô ấy như vậy trong quá trình lớn lên, cô ấy đã không trở thành như bây giờ.
Trong xã hội hiện đại, trí tuệ cảm xúc và kỹ năng diễn đạt ngày càng được chú trọng, trẻ hướng nội, ăn nói không giỏi thực sự đáng lo ngại, sau này lớn lên sẽ gặp nhiều trở ngại khi xin việc.
Nếu các bậc cha mẹ gặp phải những vấn đề sau đây trong việc đồng hành và giáo dục con cái hàng ngày, hay tự sửa chữa trước khi quá muộn.
Những vấn đề thường gặp trong quá trình dạy dỗ con cái
Không giao tiếp bình đẳng với con
Một số bậc cha mẹ cho rằng, con mình còn nhỏ, chưa hiểu hết mọi thứ nên giao tiếp với con bằng thái độ trịch thượng. Họ không bao giờ lắng nghe con cái và cũng không quan tâm tới cảm xúc của con.
Một câu nói phổ biến của cha mẹ là: "Khi người lớn nói, trẻ con không được ngắt lời!"
Khi trẻ tò mò và đặt câu hỏi, cha mẹ sẽ trách: “Sao mà con hỏi cái gì khó quá vậy, dài dòng quá. Con tự tìm hiểu đi”.
Nếu trẻ nói thẳng ra suy nghĩ của mình, cha mẹ quá cũng có thể mắng trẻ: “Con khôn quá, con biết gì mà nói”.
Ảnh minh họa.
Trong thâm tâm của những ông bố bà mẹ này luôn nghĩ mình là người lớn, còn trẻ con thì phải vâng lời, nếu không nghe lời thì mắng mỏ, đánh đập.
Cứ như vậy, dần dần trẻ không thích nói, vì nếu hỏi và nói thì không thể làm gì khác hơn là bị mắng. Quan trọng hơn, lòng tự trọng của đứa trẻ bị vùi dập, chúng dần trở nên tự ti.
Lạm dụng quyền hạn đối với con cái
“Nín đi! Mẹ đếm đến 3, nếu con không nín thì tối không được ăn cơm!”.
Câu nói này rất phổ biến trong nhiều gia đình. Cha mẹ luôn dùng uy quyền để đàn áp con cái, bên ngoài tuy trẻ ngoan ngoãn nghe theo nhưng bên trong lại sợ hãi, nhát gan và dễ nổi loạn.
Sự không vâng lời hoặc cảm xúc của đứa trẻ không thể được giải quyết đơn giản bằng cách ép buộc.
Những cảm xúc tiêu cực của trẻ sẽ không biến mất mà không có lý do, sự kìm nén sẽ chỉ tạo điều kiện cho trẻ tích lũy những cảm xúc tiêu cực, sau một thời gian dài tích tụ, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, thậm chí không còn hứng thú và tự tin thể hiện những gì nên làm.
Nếu một đứa trẻ ngoan ngoãn vì sợ uy quyền thì đứa trẻ đó sẽ khó phát triển một cách lành mạnh.
Chỉ trích con ở nơi công cộng
Một số cha mẹ thích phê bình con mình ở nơi công cộng, nghĩ rằng con còn nhỏ và việc chỉ trích con trước mặt mọi người sẽ khiến con nhớ lâu hơn, sau này không tái phạm nữa.
Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Khi bạn chỉ trích một đứa trẻ ở nơi công cộng, đứa trẻ thậm chí không nghĩ về những gì mình đang bị phê bình. Có lẽ sau một thời gian, chúng chỉ nhớ lại khoảnh khắc xấu hổ này và không thể nào quên được.
Ảnh minh họa.
Đôi khi cha mẹ đưa con đi gặp họ hàng, bạn bè và thấy con hơi nhát gan liền nói: "Sao con không chào người lớn, vô lễ thế”. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy bị coi thường, thậm chí nghiêm trọng hơn là thường xuyên chỉ trích trẻ nơi công cộng, gây ra chứng sợ xã hội.
Đôi khi, trẻ muốn thể hiệnn khả năng của mình, chẳng hạn như hát và nhảy, nhưng cha mẹ lại yêu cầu cao khi chỉ ra điểm thiếu sót của trẻ trước mặt mọi người. Có thể sau một vài lần, trẻ không còn ham muốn thể hiện, thậm chí có tâm lý trốn tránh.
Khi ở nơi công cộng, cha mẹ nên khen ngợi con nhiều hơn, sau đó tận dụng hoàn cảnh đó để giáo dục con, lòng tự trọng của trẻ sẽ được thỏa mãn và chúng sẽ biết nghe lời hơn.
Nếu cha mẹ không chú ý đến lòng tự trọng của con cái và coi thường nhu cầu và cảm xúc của con, trẻ sẽ ngày càng im lặng và ít nói hơn.