Những dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hoá ở trẻ em cha mẹ nên chú ý!

Nuôi dạy con 29/06/2020 14:24

Đừng coi thường biểu hiện rối loạn tiêu hoá ở trẻ em nếu cha mẹ không muốn xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ!

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là một bệnh lý ở đường ruột do những vi khuẩn gây nên. Về lâu dài rối loạn tiêu hoá có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm khiến bé mệt mỏi, ảnh hưởng đến trí não và sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ.

Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh là điều hết sức quan trọng cha mẹ nhất định phải chú ý.

  1. Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là gì?

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là một bệnh lý gây ra những bất thường ở dạ dày như đau bụng, bé bị nôn trớ, tiêu chảy hoặc táo bón, chán ăn... Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ.

roi loan tieu hoa o tre em
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp

Rối loạn tiêu hoá kéo dài ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến bé chậm lớn, sụt cân, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện ở trẻ.

  1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Sức đề kháng kém

Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng kém. Các vi sinh vật có lợi trong đường ruột chưa đủ mạnh để đánh bại khi bị các tác nhân bên ngoài tấn công như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng... dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Đối với trẻ nhỏ việc ăn uống vô cùng quan trọng giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên nguồn thực phẩm và sữa cung cấp cho trẻ không đảm bảo vệ sinh sẽ gây những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói ở trẻ.

roi loan tieu hoa o tre em
Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ em

Bên cạnh đó chế độ ăn uống không phù hợp với độ tuổi của bé như cho bé ăn dặm quá sớm chứa các loại thực phẩm khó tiêu hoá như ngô, sắn, gạo lứt... hay chứa quá nhiều chất béo, chất đạm... dẫn đến bé không tiêu hoá kịp khó hấp thụ chất dinh dưỡng.

Việc ép bé ăn quá no trong cùng một lúc cũng là những sai lầm mà cha mẹ thường lầm tưởng ăn nhiều giúp bé mau phát triển.

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh

Có rất nhiều trường hợp rối loạn tiêu hoá ở trẻ em xảy ra sau khi dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có cơ chế hoạt động là tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong cơ thể.

Tuy nhiên việc dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài còn vô tình dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hoá, do các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Bệnh lý đường ruột

Khi trẻ bị các bệnh lý đường ruột như viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, viêm ruột... Cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hoá.

Môi trường sống không đảm bảo

Khi trẻ sống trong môi trường không đảm bảo, thường xuyên tiếp xúc với các loại thú cưng như chó mèo... nhưng lại không vệ sinh chân tay sạch sẽ, các vi sinh vật có hại sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá với các biểu hiện nổi bật là đau bụng, nôn ói.

  1. Dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ

Cha mẹ cần nên chú ý quan sát biểu hiện ở trẻ để sớm nhận ra những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh giúp bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nôn trớ

Nôn trớ hay còn gọi là trào ngược dạ dày là một dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá chưa được hoàn thiện, cùng với việc nằm nhiều hơn ngồi sẽ dễ gây ra hiện tượng nôn trớ.

Cha mẹ nên chú ý quan sát để phân biệt giữa nôn trớ sinh lý và nôn trớ do rối loạn tiêu hoá.

roi loan tieu hoa o tre em
Bé bị rối loạn tiêu hoá thường bị nôn trớ

Đối với nôn trớ sinh lý bé vẫn ăn và bú bình thường. Còn đối với nôn trớ do rối loạn tiêu hoá bé thường bỏ bú, chán ăn, sụt cân nghiêm trọng. Khi này cha mẹ cần cho bé đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Tiêu chảy

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài khoảng trên 3 lần/ ngày, kèm phân lỏng cha mẹ cần hết sức lưu ý. Nguyên nhân của tiêu chảy có thể do bé bị ngộ độc thức ăn, nhiễm ký sinh trùng, an toàn vệ sinh thực phẩm không đảm bảo gây nên.

Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài cần đến bệnh viện ngay lập tức tránh tình trạng mất nước không được bổ sung kịp thời có thể gây ra tử vong ở trẻ.      

Táo bón

Táo bón cũng là một biểu hiện khi bé bị rối loạn chức năng đường ruột. Bé thường có số lần đi tiêu giảm so với bình thường, đi phân rắn, to, cảm thấy khó chịu và đau khi đi tiêu.

roi loan tieu hoa o tre em
Bé bị táo bón kéo dài sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng

 Việc ăn uống ít bổ sung chất xơ, uống nhiều sữa ngoài và ít sữa mẹ, bổ sung nước cho bé hạn chế... là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến táo bón. Nếu táo bón kéo dài có thể gây ra tổn thương hậu môn, sa trực tràng, nguy hiểm hơn sẽ khiến bé bị bệnh trĩ.

Đau bụng, đầy bụng

Tuỳ theo tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ nặng hay nhẹ mà gây ra cơn đau bụng ở mức độ khác nhau. Có thể là cơn đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.

Cha mẹ có thể nhận thấy những bất thường do đau bụng gây nên như bé đột nhiên khóc thét, khó chịu, chân có xu hướng co rúm lại...

Nếu bé liên tục xì hơi, ợ hơi kéo dài, miệng bé có mùi hôi thì đây cũng là một dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá. Kèm theo đó là biểu hiện bé thường biếng ăn do các thức ăn chưa được tiêu hoá hết gây ra chướng bụng.

  1. Cách điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Khi bé bị đau bụng, tiêu chảy, nôn ói kéo dài... Hoặc có những biểu hiện khác nghi là rối loạn tiêu hoá cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị một cách hiệu quả.

Tránh tình trạng tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể khiến tình trạng của bé trở nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

roi loan tieu hoa o tre em
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ

Cách trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ em tại nhà mẹ có thể áp dụng để giảm bớt tình trạng khó chịu cho bé như sau:

- Nếu trẻ bị nôn ói cần đặt trẻ nằm nghiêng về bên trái để trẻ ói hết lượng sữa và thức ăn ra ngoài tránh làm sặc đường phổi.

- Khi bé bị táo bón cha mẹ nên bổ sung đủ nước cho bé khoảng 2 – 4 cốc nước hằng ngày. Nếu bé vẫn còn bú sữa mẹ, người mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn hợp lý hơn.

- Bé bị tiêu chảy cần chú ý đến an toàn thực phẩm và chế độ ăn hợp lý. Bổ sung các men vi sinh lợi khuẩn cho đường tiêu hoá (Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng).

>>> Xem thêm:

- Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh – Xử lý nhanh kẻo hại đến sức khoẻ

  1. Rối loạn tiêu hoá nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hoá nên ăn gì là điều rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tình trạng của bé cải thiện tốt.

Ngược lại những loại thực phẩm có thành phần ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ khi bị rối loạn tiêu hoá có thể khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

roi loan tieu hoa o tre em
Thay đổi chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá cho trẻ

- Cha mẹ nên bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.

- Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nên tự chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé.

- Các loại rau quả, ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho đường tiêu hoá và cung cấp chất dinh dưỡng. Tuy nhiên chỉ nên ăn với khẩu phần vừa đủ.

Như vậy chế độ ăn uống không hợp lý thường là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hoá ở trẻ em gây ra những triệu chứng bất thường ở trẻ. Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá là điều rất quan trọng giúp điều trị hiệu quả, làm giảm nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ.

Trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng cha mẹ cần làm gì để xử lý tình huống này

Trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng không biết đây là biểu hiện gì ở trẻ. Nếu gặp trường hợp trẻ khóc không ra tiếng cần làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ là điều cần thiết cha mẹ nên biết.

TIN MỚI NHẤT