Sữa mẹ là nguồn duy nhất để điều trị bệnh cho trẻ, vì vậy những chia sẻ cho trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì sẽ rất hữu ích để áp dụng khi con yêu mắc bệnh đấy, các mẹ có thể thử nhé!
- Cách chữa trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi
- Bé gái sơ sinh nhập viện khẩn cấp vì bố quên không rửa tay trước khi bế
Thời tiết chuyển mùa không chỉ ở người lớn dễ bị cảm mạo, ho khan mà đối với trẻ sơ sinh với sức đề kháng yếu ớt càng dễ mắc phải. Không giống như người lớn, có thể dễ dàng trị bệnh bằng các loại thuốc tây và đông y hoặc khả năng tự khỏi nhanh, mà trẻ em chỉ có thể trị bệnh qua đường sữa mẹ. Như vậy, trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì?
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho
Trong các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho thì các mẹ nên theo dõi để biết rõ bé thuộc tình trạng nào và có phương án chữa trị hiệu quả.
- Trẻ bị dị ứng với gió hoặc không khí lạnh: khi thời tiết chuyển mùa là lúc trẻ dễ bị ảnh hưởng tới đường hô hấp, đường thở sưng lên và kích thích các cơn ho xót ruột. Bé chỉ gặp các cơn ho khan thường nhẹ, không có các biểu hiện rõ rệt như chảy nước dãi, sốt, ho khan…
- Cảm cúm: virus cúm tấn công vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh dẫn đến ho, sốt, chảy mũi dịch trong, ho khan nhưng chưa xảy ra tình trạng khó thở.
- Viêm mũi: cách nhận dạng dấu hiệu này là ho khan, khò khè, chảy mũi, thở khục khịt, có dấu hiệu khó thở. Một số bé sẽ khóc to để xả cơn khó thở.
- Viêm họng: Viêm họng kèm dịch đờm dẫn đến khó thở, ho 1 lần không lâu nhưng lặp lại liên tục cả ngày.
- Viêm phế quản: tình trạng này có thể sốt hoặc không sốt, tiếng ho ban ngày và ban đêm như nhau, ho theo cơn, thường có dịch đờm thậm chí hay gây ra nôn trớ. Nhiều trẻ ho rít lên giống như con mèo hen.
- Viêm phổi: bé sẽ thường xuyên có sốt, có khó thở, có ho dữ dội, ho theo cơn, ban ngày và ban đêm ho như nhau. Bé thường có lầy nhầy dịch ở mũi, miệng, họng. Khi nôn trớ thì dịch đờm ra từng tràng dài.
Cách chữa cho trẻ sơ sinh bị ho
Đối với trẻ sơ sinh thì hoàn toàn được chữa trị qua đường bú mẹ. Sữa mẹ sẽ tạo nên sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ qua khỏi cơn ho. Do hạn chế về cách chữa trị nên việc phòng ngừa cho trẻ rất quan trọng. Cần hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, các nơi công cộng để tránh bị truyền nhiễm các mầm mống gây bệnh. Bên cạnh đó tiêm phòng đầy đủ cho bé để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan là điều cần thiết.
Hằng ngày, các vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể yếu hệ miễn dịch của bé gây ra các bệnh về đường hô hấp nên môi trường sống của bé cần được vệ sinh sạch sẽ. Mẹ cần vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ, vệ sinh răng lợi tốt cho bé cũng là một biện pháp hạn chế nhiễm trùng hô hấp, hạn chế cho bé tiếp xúc với những người xung quanh bị nhiễm bệnh như bồng bế, ôm ấp. Thời tiết hiện tại đang giao mùa, càng tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ, cha mẹ cần chăm sóc tốt cho sức khỏe của bé hơn, giữ ấm cơ thể ở mức phù hợp.\
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi phải làm sao?
- Nguyên nhân và cách chữa cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Bé bị ho mẹ cho con bú nên ăn gì
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ dưới 1 tháng tuổi mà không cần dùng đến thuốc hay kháng sinh. Cách chữa trị là tăng cường số lần cho bé bú thành nhiều lần trong ngày để tan đờm, giảm ho và khò khè cho bé. Ngoài ra các mẹ nên có các phương pháp hỗ trợ khác cho bé như:
- Hút mũi, họng cho bé: dùng ống hút mũi dịch đờm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh là cách đơn giản và nhanh nhất để giúp bé ngừng ngay cơn khó thở do nghẹt mũi. Cách sử dụng là ấn mạnh ống hút mũi để không khí thoát ra ngoài, đưa khoảng 0.6 cm đầu ống vào lỗ mũi của bé và từ từ thả tay ra khỏi ống để hút dịch đờm ra ngoài hoặc có thể nhỏ nước muối sinh lý dành cho bé cách 2, 3 tiếng một lần để dịch nhờn loãng ra nhằm hỗ trợ bé dễ thở hơn.
- Nâng cao gối khi bé ngủ: Nâng phần đệm phía đầu bé nằm lên bằng cách đặt thêm chăn, gối ở dưới đệm, lưu ý cách đặt là không nên đặt đầu bé trực tiếp lên gối bởi cách này có thể sẽ khiến bé càng khó thở, tắc nghẽn, dễ ho nhiều hơn.
- Xông hơi, kết hợp massage: một biện pháp hỗ trợ khác là xông hơi kết hợp massage cho bé trong thời gian khoảng 15 – 20 phút. Sau mỗi 5 phút mẹ nên đưa bé ra ngoài từ 1-2 phút rồi cho bé vào tắm tiếp. Ngoài ra có thể dùng nước ấm pha gừng để tắm cho bé giúp làm ấm cơ thể, xoa dịu cơn ho kết hợp với những động tác massage tại lưng, lồng ngực sau khi tắm.
Để điều trị dứt điểm cho bé thì trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì là điều đáng quan tâm nhất. Đây là yếu tố quyết định đưa các chất có khả năng chữa trị ho vào cơ thể bé qua đường sữa mẹ. Các món ăn sau đây các mẹ có thể thử để điều trị cho bé.
- Móng giò: móng giò hầm đu đủ được biết đến từ xa xưa chuyên dùng cho các mẹ sau sinh cải thiện nguồn sữa mẹ vì trong móng giò chứa nhiều sữa và chất đạm. Lượng sữa dồi dào sẽ cung cấp đủ cho bé khi bị ho. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá mức sẽ gây ra tắc tia sữa, các mẹ nên dùng ở liều lượng vừa phải trong bữa ăn hằng ngày.
- Đu đủ: ngoài kết hợp cùng móng giò để tạo nên một món ăn bổ dưỡng cho mẹ sau sinh thì đu đủ ăn trực tiếp, nấu với cá chép hay cá quả cũng rất ngon và lợi sữa, tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh vượt bệnh. Bởi trong thành phần của quả đu đủ rất giàu protein A, B, C, E, D.
- Chuối sứ: tất cả các loại chuối đều tốt cho sức khỏe, trong đó chuối sứ còn có một khả năng khác là cung cấp nhiều dưỡng chất cho nguồn sữa mẹ để tăng sữa, tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh bị ho.
- Cam, quýt: Là loại trái cây được ưa chuộng trong làm đẹp và hỗ trợ sức khỏe, cam, quýt với nguồn vitamin C dồi dào tạo sức đề kháng cho cơ thể nhưng đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn bị ho thì nước cam lại không tốt vì có chứa cellulite, tạo ra lớp mỡ tích tụ ở da làm bé cảm thấy khó chịu khi bú và mệt mỏi.
- Thịt bò: nhờ lượng đạm dòi dào và nguồn vitamin B12 phong phú, thịt bò hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé rõ rệt để cải thiện tình trạng bị ho. Thịt bò dễ dàng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như bò xào thiên lý, bò bầm khoai tây…
- Thịt gà: thịt gà là một trong những thực phẩm mà bé bị ho mẹ cho con bú nên ăn gì vì trong thịt gà có hàm lượng canxi, protein, kẽm dồi dào rất tốt trong điều trị ho cho bé qua đường sữa mẹ.
- Hải sản: tôm, cua, cá trong hải sản có vị tanh gây kích thích hệ hô hấp tạo ra ngứa cổ, kích ứng, được xem là một trong những thực phẩm mẹ kiêng gì khi bé bị ho. Không những vậy, những thành phần có trong hải sản còn đẩy tình trạng bệnh của bé trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Mẹ ăn gì cho con bú hết ho vẫn là yếu tố chính trong điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh giúp trẻ mau khỏe và tăng cường sức đề kháng nhanh chóng vì trong sữa mẹ có đầy đủ nguồn dinh dưỡng tạo ra hệ miễn dịch cho bé mà không cần dùng thuốc. Lời khuyên dành cho các mẹ là nên theo dõi tình trạng bệnh của bé và theo hướng dẫn điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ chứ không nên phụ thuộc hoàn toàn vào chia sẻ trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì.