Nhiễm độc thai nghén là gì? Làm sao để phát hiện sớm dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén là một vấn đề mẹ bầu nên chú ý tìm hiểu.
- Bà bầu đau bụng trên gần ức có gây nguy hiểm không?
- Bà bầu có ăn được cà tím không? Những lưu ý quan trọng khi ăn cà tím là gì?
Nhiễm độc thai nghén là gì? Nhiễm độc thai nghén là tình trạng ảnh hưởng tới mạch máu, nhau thai với nhiều mức độ khác nhau gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế, tìm hiểu thông tin về nhiễm độc thai nghén, để nhận biết sớm dấu hiệu, từ đó có phương pháp xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng, nhằm hạn chế tối đa biến chứng xảy ra.
Nhiễm độc thai nghén là gì?
Một trong những dấu hiệu báo hiệu rằng phụ nữ đang mang thai là hiện tượng ốm nghén.
Đa phần trường hợp, mẹ bầu nào cũng trải qua giai đoạn ốm nghén, gây ra những triệu chứng mệt mỏi, khó chịu thường tập trung vào 3 tháng đầu của thai kỳ là khó thở, buồn nôn, chán ăn...
Nhiễm độc thai nghén là gì? Khi những triệu chứng trên trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ, sinh hoạt ngày thường của mẹ bầu được gọi là nhiễm độc thai nghén.
Nhiễm độc thai nghén là như thế nào? Nói rõ hơn, nhiễm độc thai nghén là bệnh lý riêng biệt gặp ở phụ nữ mang thai, thường xuất hiện vào 3 tháng đầu tiên và 3 tháng cuối cùng của thai kỳ với những biểu hiện và mức độ khác nhau tùy trường hợp.
Bệnh xảy ra do sự rối loạn co thắt những mạch máu của mẹ bầu, làm tăng áp lực lên cơ quan nội tạng và hệ thống mạch máu ngoại biên như tử cung, gan, thận...
Hậu quả của tình trạng này là gây tổn thương đến mạch máu, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng những cơ quan trong cơ thể người mẹ và cả thai nhi, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Nhiễm độc thai nghén thường đi trước trong đa phần các trường hợp sản giật, các biến chứng nguy hiểm thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ ba và làm tăng tỷ lệ tử vong.
Khi mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén thì con sinh ra thường bị nhẹ cân, chậm phát triển và rất dễ rơi vào tình trạng bị ngạt sau sinh.
Nguyên nhân của nhiễm độc thai nghén
Cho đến nay, vẫn chưa có khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén là gì. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén là:
- Tuổi tác: Nếu mẹ bầu trẻ tuổi, mới mang thai lần đầu thì nguy cơ nhiễm độc thai nghén sẽ cao hơn đối tượng khác.
- Mẹ bầu bị áp lực, làm việc gắng sức, thường xuyên mệt mỏi.
- Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu ăn nhiều thức ăn lạ, hay thực phẩm gây dị ứng.
- Thời tiết thay đổi, giai đoạn chuyển mùa, nhất là khi trời lạnh cũng có thể khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm độc thai nghén hơn.
- Mẹ bầu có một số bệnh lý trong người, điển hình như viêm loét dạ dày, viêm thận mãn tính...
Triệu chứng nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén có biểu hiện như thế nào? Tuỳ thuộc vào thời điểm mắc bệnh như nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu, nhiễm độc thai nghén 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thì triệu chứng sẽ có sự khác biệt, cụ thể:
Triệu chứng nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu
Nếu bị nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu ở mức độ nhẹ, sẽ gây ra triệu chứng tương tự như ốm nghén.
Lúc này, mẹ bầu sẽ có cảm giác mệt mỏi, bị buồn nôn, cơ thể xanh xao... Tình trạng này thường gặp vào thời điểm thai nhi khoảng được 1 tháng tuổi và kéo dài khoảng 3 tháng và giảm dần rồi biến mất theo thời gian.
Nhưng nếu mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén nặng ở 3 tháng đầu tiên thì những triệu chứng nhiễm độc sẽ xuất hiện sớm hơn, với mức độ nghiêm trọng tăng dần, nhất là tình trạng nôn mửa.
Hậu quả là mẹ bầu mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, khi ăn rất dễ bị nôn dẫn đến cân nặng sụt giảm, suy yếu sức khoẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Triệu chứng nhiễm độc thai nhi 3 tháng cuối
Nhiễm độc thai nhi ở 3 tháng cuối của thai kỳ thì những triệu chứng của bệnh lý sẽ biểu hiện rõ ràng hơn, đồng thời mức độ ảnh hưởng đến các bộ phận cũng nghiêm trọng hơn, điển hình là:
Phù chân: Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng chân phù to. Khi dùng tay nhấn vào mắt cá nhân nếu thấy dấu lõm ở vị trí đó thì đây là dấu hiệu của hiện tượng phù ở chân.
Trong trường hợp nặng hơn, mẹ bầu còn bị phù ở tay và mặt. Nếu đã chú ý nghỉ ngơi, gác chân cao hơn tim nhưng tình trạng không thuyên giảm thì mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám sớm.
Tăng huyết áp: Huyết áp tăng cao có thể bắt nguồn từ bệnh nhiễm độc thai nghén. Trong trường hợp, huyết áp cao hơn 140/90 mmHg thì mẹ bầu cần được điều trị và theo dõi liên tục để kịp thời xử lý, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Protein niệu: Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy protein niệu cao hơn 0,3g/l thì rất có thể đây là biểu hiện của nhiễm độc thai nghén cần kiểm tra và khẳng định lại.
Biến chứng nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén có nguy hiểm không? Nhiễm độc thai nghén là tình trạng không thể xem thường, vì nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tiền sản giật: Nhiễm độc thai nghén có thể gây tiền sản giật với những biểu hiện như: Mẹ bầu thấy buồn nôn, choáng váng, mờ mắt, protein trong nước tiểu tăng cao, phù nề nghiêm trọng...
Sản giật: Đây là biến chứng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kỳ, trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ và sau khi sinh bé. Hậu quả là, sản phụ có thể bị hôn mê, co giật, tăng protein tiết niệu, tăng huyết áp...
Không những vậy, nhiễm độc thai nghén còn gây ra nguy hiểm đối với sức khoẻ cả mẹ và bé như:
Đối với mẹ bầu: Tình trạng nhiễm độc thai nghén có thể khiến mẹ bầu co giật, khó thở, hôn mê... thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đối với thai nhi: Nhiễm độc thai nghén có thể gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho sự hình thành và phát triển đạt chuẩn của thai nhi. Hậu quả là, thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhẹ cân, thậm chí là chết lưu, sảy thai.
Điều trị nhiễm độc thai nghén
Tuỳ vào thời điểm mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe tối ưu nhất cho cả mẹ và bé.
Nhiễm độc thai nghén vào 3 tháng đầu của thai kỳ
Điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu chỉ bị nôn nhẹ thì cần chú ý nghỉ ngơi trong không gian sạch sẽ, yên tĩnh nhất là không có mùi hương gây khó chịu.
Mẹ bầu cũng nên chú ý ăn thức ăn nguội để hạn chế tình trạng kích thích gây nôn, mất cảm giác ngon miệng.
Nếu mẹ bầu gặp phải triệu chứng nghiêm trọng hơn, thì cần thả lỏng tinh thần, giữ tâm lý thoải mái và nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc chống mất nước, thuốc chống nôn... tùy theo trường hợp.
Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối của thai kỳ
Tuỳ thuộc vào tình trạng mẹ bầu gặp phải, điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau theo chỉ định của bác sĩ.
Huyết áp: Cần kiểm soát tốt huyết áp ở mức ổn định.
Protein niệu: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị như kháng sinh nhóm beta lactam nhằm mục đích chống viêm cầu thận.
Phù nề: Cần phải điều trị theo nguyên nhân. Chẳng hạn như khi mẹ bầu bị ứ natri máu thì cần phải hạn chế lượng natri clorua nạp vào cơ thể. Nhưng nếu protid máu giảm thì phải nâng cao áp lực keo bên trong lòng mạch, thông qua phương pháp truyền đạm.
Nhiễm độc thai nghén trong quá trình chuyển dạ: Bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp nội khoa và kết hợp với sản khoa tuỳ theo tình hình thực tế để giảm thiểu mức độ nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Nhiễm độc thai nghén là gì? Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp bạn có những thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng nhiễm độc thai nghén. Theo đó, nếu có hiện tượng bất thường liên quan đến nhiễm độc thai nghén, mẹ bầu không nên chủ quan, cần tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.