Bà bầu có ăn được cà tím không là thắc mắc của không ít người, khi cà tím là một trong những món ăn khoái khẩu dễ chế biến. Bạn sẽ biết được đáp án thông qua những chia sẻ hữu ích dưới đây!
- Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để con thông minh và khỏe mạnh
- Tác dụng của quả vú sữa: dòng sữa mẹ thơm ngọt giàu dinh dưỡng
Bà bầu có ăn được cà tím không? Trong thời kỳ mang thai, vào những tháng đầu tiên, mẹ bầu thường phải kiêng cử nhiều thứ, nhất là trong vấn đề ăn uống.
Mặc dù cà tím được xem là thực phẩm tốt cho sức khoẻ, nhưng còn đối với mẹ bầu có thật sự tốt hay không? Nếu tốt thì ăn với khẩu phần bao nhiêu là đủ và nên ăn ở giai đoạn nào là những thông tin quan trọng bạn nên tìm hiểu!
Ăn cà tím có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu bà bầu có ăn được cà tím không, chúng ta hãy tìm hiểu những tác dụng của cà tím đối với sức khoẻ như thế nào.
Cà tím là một nguồn cung cấp vitamin và chất xơ tự nhiên tuyệt vời cho sức khỏe. Trong cà tím giàu vitamin K, Kaki, folate, phốt pho, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi khác. Bên cạnh đó, cà tím là loại thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol nên an toàn cho sức khỏe.
Theo công bố của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA , trong 100gr cà tím có chứa:
- Khoảng 3gr chất xơ
- Khoảng 14mg Magie
- Khoảng 229mg Kaii
- Khoảng 24mg phốt pho
- Khoảng 22mcg Folate
- Khoảng 3,5mcg Vitamin K
Như vậy, bầu có ăn được cà tím không? Theo các chuyên gia, cà tím là một trong những loại thực phẩm khá an toàn đối với phụ nữ mang thai có thể an tâm thưởng thức trong thai kỳ.
Nhưng cũng cần lưu ý ăn ở mức hợp lý để đảm bảo cà tím cung cấp chất dinh dưỡng mà không gây ra thừa chất hay các vấn đề khác khi lạm dụng quá nhiều.
Những lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn cà tím
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Bà bầu có nên ăn cà tím không? Trong cà tím có chứa chất Folate, đây là một chất đóng vai trò quan trọng, quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của não bộ thai nhi, cũng như tăng cao khả năng nhận thức cho bé.
Trong thời kỳ mang thai, bổ sung cà tím vào thực đơn sẽ góp phần ngăn ngừa dị tật thai nhi có liên quan đến ống thần kinh và những bệnh lý khác.
Thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi
Cà tím không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, mà còn là nguồn cung cấp dưỡng chất tự nhiên rất tốt cho sự phát triển của bé ngay từ trong bụng mẹ nhờ vào các vitamin và khoáng chất, sắt, đồng, mangan có nhiều trong thành phần của cà tím giúp cung cấp máu, duy trì điện giải, huyết sắc tố rất tốt cho thai nhi.
Giúp điều hoà được đường huyết
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu dễ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, vì thế cần chú ý kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Ăn cà tím là một trong những cách giúp kiểm soát sự tăng cao đột ngột của đường huyết một cách an toàn.
Hỗ trợ hệ tiêu hoá
Không chỉ dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu còn thường xuyên gặp vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá.
Nhờ vào chất xơ có nhiều trong cà tím sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hoá một cách hiệu quả, làm giảm tình trạng táo bón và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ ở mẹ bầu.
Giảm được lượng cholesterol xấu trong cơ thể
Việc ăn cà tím trong thai kỳ còn có khả năng tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, đồng thời giảm được lượng cholesterol xấu, từ đó bảo vệ chức năng tim mạch một cách hiệu quả.
Ngăn những tổn thương liên quan đến tế bào
Lớp vỏ của cà tím có chứa một hợp chất hữu cơ được gọi là nasunin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, có khả năng bảo vệ tế bào trước những tổn thương xuất phát từ nguyên nhân gốc tự do gây ra.
Đồng thời, những lượng sắt dư thừa tích tụ cũng được ngăn ngừa một cách đáng kể, có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Kiểm soát tốt huyết áp
Trong cà tím có chứa chất Bioflavonoid có tác dụng làm hạ huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng khi mang thai, nổi bật là tiền sản giật và bảo vệ chức năng tim mạch. Vì thế ăn cà tím cũng là cách kiểm soát chỉ số huyết áp được ổn định hiệu quả.
Ăn cà tím có tác dụng phụ nào đối với phụ nữ mang thai?
Mặc dù cà tím là một loại thực phẩm đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ lẫn bé, nhưng nếu lạm dụng ăn quá nhiều cà tím có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Ăn quá nhiều cà tím có thể là nguyên nhân làm kích hoạt những vấn đề có liên quan đến axit, gây ra cảm giác khó chịu trong thai kỳ. Ngoài ra, nếu cà tím không được nấu kỹ sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu do mẹ bầu trong giai đoạn này khá nhạy cảm.
Tăng nguy cơ sảy thai: Cà tím không chỉ chứa những dưỡng chất có lợi mà còn chứa cả phytohormone với hàm lượng khá cao, đây là chất có khả năng gây ra những kích thích kinh nguyệt, thường dùng chữa những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như vô kinh. Đây cũng là lý do làm tăng nguy cơ sảy thai khi lạm dụng quá mức loại thực phẩm này.
Tăng nguy cơ sinh non: Việc ăn quá nhiều cà tím trong thai kỳ không chỉ làm tăng nguy cơ sảy thai mà còn là yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non, nhất là khi cà tím không được sơ chế kỹ làm sót lại những chất độc hại có trong đất trồng.
Ăn cà tím như thế nào là đúng cách?
Bà bầu có nên ăn cà tím nấu? Hay bà bầu có nên ăn cà tím xào là thắc mắc của không ít người. Thật ra dù là cách chế biến nào đi chăng nữa, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn với lượng vừa phải và lưu ý những vấn đề quan trọng như:
Ngâm rửa kỹ cà tím trước khi chế biến: Để loại bỏ chất độc hại, chất nhựa và vị đắng chát trong cà tím bạn nên rửa sơ qua cà tím, thái lát rồi tiếp tục ngâm cà tím trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Cách chọn cà tím cũng rất quan trọng, nên chọn những quả có lớp vỏ ngoài bóng mượt, khi cầm lên có độ chắc, không bị héo, dập úng. Cà tím mua về nên chế biến liền, không nên để quá lâu khiến cà tím bị héo. Cách tốt nhất bạn nên mua ở những địa chỉ uy tín đảm bảo nguồn gốc.
Không nên nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao, điều này sẽ làm mất đi những dưỡng chất có trong cà tím và làm biến đổi thành những chất có hại cho sức khỏe. Đối với mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn cà tím còn sống sẽ không tốt cho thai nhi.
Những món ngon từ cà tím mẹ bầu có thể tham khảo để chế biến đa dạng khẩu vị như:
- Cà tím sốt chua ngọt
- Cà tím nướng mỡ hành
- Cà tím hấp cùng đậu hủ
- Cà tím xào tỏi
- Cà tím nấu đậu phụ...
>>> Xem thêm:
- Mách chị em cách trồng cà tím ngừa ung thư trong thùng xốp cực đơn giản tại nhà
- Đừng hấp, cà tím mang xào chua ngọt đảm bảo lạ miệng ngất ngây
Như vậy chắc hẳn bạn đã biết được đáp án bà bầu có ăn được cà tím hay không? Quả thật cà tím là một loại thực phẩm đem lại nhiều lợi ích, chế biến được đa dạng món ăn thơm ngon và hấp dẫn.
Mặc dù loại quả này cũng chứa một số tác dụng phụ, nhưng khi bạn cân nhắc trong cách chọn mua cà tím, cách chế biến và ăn với khẩu phần hợp lý thì vẫn đảm bảo độ an toàn cao.
Ngoài ra, khi ăn cà tím có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, bạn nên ngừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất.