Nguyên nhân bé đi ngoài có nhầy mũi và cách xử lý

Nuôi dạy con 21/03/2020 05:00

Khi thấy bé đi ngoài có nhầy mũi, các mẹ thường rất lo lắng. Vậy nguyên nhân là gì và cách xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau!

Có rất nhiều bé đi ngoài có nhầy mũi khiến bố mẹ vô cùng lo lắng, không biết con mình bị bệnh gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng bé đi ngoài có nhầy mũi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh thông tin về tình trạng này và biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả nhất.

Be di ngoai co nhay mui 1
Bé đi ngoài có nhầy mũi khiến bố mẹ lo lắng - Ảnh minh họa: Internet

Biểu hiện bé đi ngoài có nhầy mũi

Trong mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thường bị đi ngoài có chất nhầy. Và biểu hiện của chúng cũng rất khác nhau:

  • Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú sữa mẹ: Phân bé thường có màu xanh sẫm, vài ngày sau đó sẽ chuyển sang màu vàng như hoa cải. Thỉnh thoảng, phân bé sẽ có màu xanh sáng, có chất nhầy và một ít bọt.
  • Đối với trẻ dùng sữa công thức sẽ có hiện tượng trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu, phân màu xanh hoặc màu nâu giống màu đất sét, dạng rắn và nặng mùi.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy là biểu hiện của bệnh gì?

Nhiều bà mẹ thắc mắc không biết trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu vàng nguyên nhân do đâu, đó có phải là biểu hiện của bệnh lý và nếu phải thì là bệnh gì? Việc quan sát thường xuyên màu phân của trẻ sẽ giúp các mẹ nhận thấy những dấu hiệu bất thường của bé. Bé đi ngoài có nhầy mũi có thể là vì:

  • Thức ăn chưa được tiêu hóa hết: Phân bé sẽ lỏng, có chất nhầy và sủi bọt. Điều này là do lượng đường trong sữa chưa được tiêu hóa hết, khiến ruột bị kích thích.
Be di ngoai co nhay mui 2
Bé đi ngoài có nhầy mũi có thể là do lượng đường trong sữa mẹ chưa được tiêu hóa hết - Ảnh minh họa: Internet
  • Do virus Rota gây ra: loại virus này lây nhiễm thông qua tiếp xúc bề mặt với các vật bị nhiễm khuẩn. Virus Rota cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh viêm dạ dày, làm lớp lót bên trong ruột bị tổn thương. Những tổn thương này khiến hệ tiêu hóa khó hấp thu thức ăn, gây nên tình trạng tiêu chảy kèm theo nôn ói và sốt trong những ngày đầu bị nhiễm.
  • Vi khuẩn có hại khác xâm nhập và tấn công cơ thể bé: Môi trường không sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, trong đó có vi khuẩn E.coli, Salmonella, Shigella,... là các tác nhân gây ra tiêu chảy. Biểu hiện thông thường bao gồm sốt, đau bụng, phân có nhầy và thậm chí lẫn máu.
Be di ngoai co nhay mui 3
Vi khuẩn E.coli là một trong những tác nhân khiến bé đi ngoài có chất nhầy - Ảnh minh họa: Internet
  • Ngoài ra, bé đi ngoài có nhầy mũi có thể là do bé không hấp thụ được thực phẩm hoặc bị dị ứng thức ăn, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, cơ thể thiếu enzyme tiêu hóa hoặc bị cảm lạnh.

Khi thấy phân bé xuất hiện nhiều chất nhầy, kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đi ngoài có màu, thói quen đại tiện bị thay đổi,... các mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì đây là vấn đề rất đáng lo ngại.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là bệnh gì?

Chất nhầy màu trắng có chức năng bảo vệ các mô và các cơ quan nhạy cảm trong cơ thể bé. Chất nhầy màu trắng có nhiều nhất ở ruột, hay còn gọi là lớp niêm mạc ruột. Thường thì chất nhầy này sẽ dễ bị các tác nhân có hại tấn công và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Be di ngoai co nhay mui 4
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục không đáng lo - Ảnh minh họa: Internet

Nếu chất nhầy nhiều, có màu trắng đục chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Các chất nhầy này thường đi theo phân ra ngoài giúp đào thải cặn bã cũng như các tác nhân gây bệnh. Do đó, vấn đề này không đáng lo. Chỉ khi chất nhầy quá nhiều thì mẹ mới phải đưa bé đi kiểm tra.

Cách xử lý khi bé đi ngoài có nhầy mũi

Bé đi ngoài có nhầy mũi có thể là biểu hiện của các bệnh nghiêm trọng về đường tiêu hóa. Do đó, để có phương pháp xử lý tốt và kịp thời nhất, các bố mẹ cần xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh. 

  • Nếu bé đi ngoài có nhầy do thức ăn và lượng đường trong sữa chưa được tiêu hóa hết, mẹ có thể cho bé uống men tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi cho bé uống, các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước xem men tiêu hóa đó có phù hợp với bé không.
Be di ngoai co nhay mui 5
Cho trẻ uống men tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet
  • Đối với bé bú sữa mẹ, các mẹ nên ăn nhiều rau, củ, quả, sữa chua,... tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường và chất béo ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Trong trường hợp bé đi ngoài có chất nhầy như tiêu chảy, mẹ cần đảm bảo cho bé uống đủ nước hoặc dung dịch điện giải sau khi bé đi ngoài để bù lại lượng nước đã mất đi. Một số dấu hiệu mất nước ở bé như mắt và môi bị khô, tiểu tiện ít hơn, quấy khóc,...
Be di ngoai co nhay mui 6
Cho trẻ uống đủ nước - Ảnh minh họa: Internet

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bố mẹ nguyên nhân cũng như cách xử lý khi thấy bé đi ngoài có nhầy mũi. Mong rằng, các bố mẹ sẽ chăm sóc bé đúng cách cũng như giúp bé yêu luôn khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh khó đi ngoài – Nỗi lo của nhiều cha mẹ

Trẻ sơ sinh khó đi ngoài gây ra khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc. Nhiều cha mẹ thường bị bối rối và sợ hãi khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Chắc chắn những điều hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn.

TIN MỚI NHẤT