Nhiều bố mẹ lo lắng rằng bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không khi cơ thể của bé còn rất yếu? Để biết câu trả lời, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
- Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm đúng chuẩn từ lúc tập ăn tới 12 tháng tuổi!
- 7 cách nấu cháo gà cho bé ăn dặm cực đơn giản, thơm ngon và dinh dưỡng tại nhà!
Trẻ mới 8 tháng thì hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, chưa được phát triển toàn diện nếu tình trạng ho của trẻ kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy nguyên nhân khiến bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày là gì, cách điều trị như thế nào? Chúng ta sẽ được biết qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ đi ngoài nhiều, một trong những nguyên nhân đó là:
- Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do dị ứng sữa, rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân là do lượng thực phẩm đưa vào cơ thể bé. Nếu mẹ ăn những thực phẩm lạ và cho bé bú thì có thể bị tác động. Khi bé ăn dặm thì thức ăn mà mẹ chuẩn bị cho bé có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa, khiến bé đi ngoài nhiều lần. Vì thế, mẹ nên chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân và thực đơn cho trẻ ăn dặm hợp lý để cải thiện tình trạng trẻ đi ngoài nhiều.
- Trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày do bị hăm: trẻ sơ sinh rất dễ bị hăm. Vì thế, trước khi mẹ mặc bỉm tã cho trẻ, mẹ nên bôi kem chống hăm cho trẻ. Khi trẻ đi vệ sinh, mẹ nên rửa sạch và để khô ráo rồi mới mặc bỉm tã cho bé.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn tới việc trẻ đi ngoài nhiều:
- Hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm khuẩn.
- Do mẹ sử dụng thuốc nhuận tràng quá liều lượng khi cho trẻ bú.
- Bị nhiễm các sinh vật ký sinh
- Do dị ứng với thức ăn, ngộ độc thực phẩm.
Trẻ đi ngoài nhiều có tốt không?
Việc trẻ đi ngoài nhiều là dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nếu trẻ đi quá nhiều lần trong ngày sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì nguyên nhân này, các bố mẹ cần chú ý những dấu hiệu này khi trẻ đi ngoài.
- Tần suất khi trẻ đi ngoài bình thường là 8 lần nếu trẻ từ 3 tháng tuổi đổ xuống, khi trẻ 3-6 tháng tuổi thì 3 lần/ ngày
- Bố mẹ chú ý xem trẻ đi ngoài như vậy thì phân của trẻ như thế nào, trường hợp nặng là khi trẻ đi phân lỏng, có bọt, chất nhầy, mùi tanh và có lẫn máu.
- Trẻ khó chịu, bỏ bú, có hiện tượng sốt.
- Khi trẻ đi ngoài nhiều trẻ sẽ bị mất nước, các mẹ chú ý những đặc điểm sau khi trẻ có hiện tượng bị mất nước: Khóc không ra nước mắt, không tiểu hay trẻ tiểu ít, da bị nhăn.
- Nếu trẻ đi ngoài nhiều nước và có hiện tượng nóng, sốt thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Làm gì khi trẻ đi ngoài nhiều lần
Khi bé nhà bạn đi ngoài quá nhiều lần trong một ngày và hiện tượng này kéo dài, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
- Khi trẻ đi ngoài nhiều, nhất là đi ngoài có phân lỏng thì trẻ rất dễ bị mất nước. Các mẹ phải cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung chất điện giải oresol bù cho những lượng nước đã mất đi.
- Thường xuyên vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé để bé không bị nhiễm khuẩn. Sau khi trẻ đi vệ sinh hay trước khi ăn bạn phải rửa tay cho bé thật sạch sẽ vì trẻ nhỏ hay có thói quen đưa tay vào miệng. Nếu tay trẻ không được rửa sạch sẽ thì vi khuẩn từ tay trẻ rất dễ xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
- Phải luôn đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát và đồ chơi của trẻ phải được khử trùng thường xuyên.
- Đối với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ. Tuyệt đối không để trẻ ăn những thực phẩm để lâu ngày. Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm quá cứng, khó tiêu hóa..
- Chế những món ăn cho nhẹ thật mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh.
Với những trẻ bị tiêu chảy liên tục, sốt cao thì nên đưa đến cơ sở y tế để điều trị cho trẻ kịp thời.
Những dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay
- Trẻ có dấu hiệu mất nước, phân có màu xanh lẫn máu.
- Nôn ói nhiều, dịch nôn ói có màu xanh
- Không chịu ăn uống, bỏ bú.
- Trẻ đi tiểu thường xuyên
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều, ngủ nhiều, khó đánh thức.
Bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Khi trẻ có xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ khám để kịp thời chữa trị.