Ọc sữa là trường hợp khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là những bé trong 1 tháng đầu đời. Để giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau.
- Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bầu cần biết để đề phòng
- Top những món ăn cực tốt giúp tăng chiều cao cho trẻ, mẹ có con tầm 3 tuổi nên biết mà áp dụng
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ có ít nhất 1-2 lần bị ọc sữa. Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, những trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa thông thường đều có thể được cải thiện, nhờ thay đổi một vài thói quen nhỏ khi cho bé bú.
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn: Để tránh tình trạng bé hay ọc sữa, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Cách này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến mẹ vất vả hơn nhiều.
Chọn đúng các tư thế ngủ của bé sơ sinh: Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.
Không để trẻ sơ sinh vừa nằm vừa bú: Với hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Nếu lúc này mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, bạn có thể bế bé trên tay hoặc cho nằm lên vai, vuốt nhẹ lưng bé (tránh vỗ vào lưng), khoảng 15-30 phút mới để bé nằm xuống.
Bổ sung canxi cho bé đúng cách cho con: Ọc sữa đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.
Nếu đã thử hết những cách trên, nhưng tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa bé đi khám bệnh.