Mang thai ngoài tử cung có sinh được không là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau!
- Khắc phục hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu
- Mang thai đau bụng dưới nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào?
Nội dung bài viết
Ai cũng mong muốn khi mang thai, em bé sẽ được phát triển bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung thì các mẹ cũng phải bình tĩnh. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc thai ngoài tử cung có sinh được không.
Hiện tượng thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi thai không làm tổ như bình thường trong buồng tử cung. Thay vì thế, thai lại chọn các vị trí bên ngoài tử cung để làm tổ, bao gồm:
- Vòi tử cung: Trường hợp thai nằm ở vòi tử cung chiếm 95% trong các trường hợp mang thai ngoài tử cung.
- Thai ngoài tử cung có thể nằm ở cổ tử cung, buồng trứng, vòi tử cung hoặc ổ bụng.
- Thai ngoài tử cung sẽ không được bảo vệ bởi buồng tử cung. Khi túi thai vỡ, máu sẽ ồ ạt chảy vào ổ bụng, dẫn đến tính mạng sản phụ bị đe dọa.
Triệu chứng mang thai ngoài tử cung
Những bà mẹ mang thai ngoài tử cung sẽ có một số dấu hiệu dễ nhận biết như đau bụng, trễ kinh, buồn nôn hay ngực căng tức,...
Dấu hiệu chậm kinh
Đây là dấu hiệu mà bất kỳ người phụ nữ mang thai nào cũng thấy rõ. Đa số những phụ nữ bị mang thai ngoài tử cung đều có kinh nguyệt không đều đặn. Do đó, chị em sẽ chủ quan và không khám thai kịp thời.
Ra máu ở âm đạo một cách bất thường
Nếu bạn thấy ở quần lót dính một ít máu hồng mà đây lại không phải là thời gian hành kinh thì rất có thể bạn đã có bầu. Tuy nhiên, với những ai mang thai ngoài tử cung, dấu hiệu này khá rõ ràng. Hiện tượng máu ra ở âm đạo kéo dài, có màu đỏ thẫm.
Nhiều chị em nhầm rằng đây là máu kinh nguyệt, đặc biệt lại trùng với thời gian có kinh. Do đó, chị em cần phân biệt rõ màu sắc, độ đông đặc của máu, để xem đâu là máu kinh nguyệt và đâu là máu bất thường.
Đau bụng quằn quại, dữ dội
Mang thai ngoài tử cung khiến bạn bị đau bụng tại vị trí mà thai làm tổ, thường là đau bụng dưới. Một số người bị đau bụng mót và muốn rặn rất giống với triệu chứng của táo bón. Tình trạng đau bụng này âm ỉ, kéo dài khiến chị em khó chịu, thỉnh thoảng đau dữ dội có máu âm đạo ra. Theo thời gian, mức độ đau bụng tăng dần vì sự phát triển của thai ngoài tử cung.
Trong trường hợp túi thai bị vỡ, bạn sẽ thấy bụng đau quặn thắt, kéo dài liên tục, vai nhức mỏi, mồ hôi toát ra nhiều, bủn rủn chân tay, chóng mặt, hoa mắt, khó thở, có thể ngất xỉu. Do đó, khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu để lâu, thai ngoài tử cung phát triển quá to khiến cho túi thai bị vỡ, máu tràn ổ bụng, bạn có thể bị vô sinh và tính mạng bị đe dọa.
Nguyên nhân có thai ngoài tử cung
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung bao gồm: viêm vùng chậu do lậu, nạo phá thai, viêm nhiễm vòi trứng, tắc hoặc hẹp cấu tạo vòi trứng bẩm sinh, mắc u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, từng phẫu thuật vòi trứng,...
Thai ngoài tử cung có sinh được không?
Không ai muốn bỏ con, ngay cả khi mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, thai ngoài tử cung hoàn toàn không sinh được, hay nói cách khác không thể được giữ lại. Nguyên nhân chính như sau:
- Thai ngoài tử cung sẽ làm tổ ở các vị trí phía bên ngoài tử cung như buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng hay vòi trứng,... Khi phát triển đến một mức độ nào đó, túi thai sẽ vỡ ra, máu tràn ổ bụng gây nguy hiểm cho mẹ.
- Thai ngoài tử cung có thể khiến mẹ bị đau bụng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
- Khi thai ngoài tử cung phát triển quá to, vỡ túi thai thì các bộ phận mà thai cư trú sẽ vỡ theo và xuất huyết ồ ạt, khiến tính mạng của mẹ bị đe dọa.
Phòng ngừa thai ngoài tử cung
Để phòng ngừa mang thai ngoài tử cung, các chị em phụ nữ cần:
- Hạn chế việc phá thai.
- Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.
- Vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt sạch sẽ.
- Khi bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, bạn nên đi khám và điều trị. Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp bạn tránh được các chứng viêm tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Hy vọng với những kiến thức chia sẻ trên đây, các bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi thai ngoài tử cung có sinh được không. Hãy có những biện pháp phòng ngừa thật tốt để tránh mang thai ngoài tử cung!