Mang thai là quá trình đặc biệt trong cuộc đời của người phụ nữ. Trong giai đoạn này, hệ tim mạch, thần kinh của thai phụ đôi khi không thể tự thích ứng với thay đổi của huyết áp, điều này đã dẫn đến hiện tượng buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt. Có thể nói, hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu được xem là rất phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của thai phụ. Vậy bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn phải làm sao?
Mục Lục
1. Hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu
Tình trạng chóng mặt, hoa mắt kèm theo buồn nôn, khó chịu khi mang thai là một trong những hiện tượng khá phổ biến. Nhất là giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu thường có cảm thấy lâng lâng, choáng váng khi đứng dậy quá nhanh ngay khi vừa cúi xuống hoặc khi ngồi lâu. Điều này là do lượng máu ở chân chưa kịp di chuyển lên tim, từ đó khiến huyết áp bị giảm nhanh đột ngột, làm cơ thể choáng váng. Thông thường, bà bầu hay có hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Ở một vài trường hợp, bà bầu vẫn bị chóng mặt vào giai đoạn giữa hoặc vào cuối thai kỳ. Khi đó, trẻ bắt đầu phát triển nhanh, gây áp lực lên mạch máu, làm cho bà bầu có cảm giác chóng mặt, khó chịu.
Trong thời kỳ đầu mang thai, thai phụ sẽ phải trải qua việc bị ốm nghén, buồn nôn rất nhiều. Đây là triệu chứng làm cho lượng đường ở trong máu giảm, gây mất việc cảm giác ngon miệng khi ăn, uống từ đó làm bà bầu cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt.
2. Nguyên nhân gây chóng mặt ở bà bầu
Nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị chóng mặt trong quá trình mang thai phụ thuộc từng giai đoạn thai kỳ, có thể bao gồm những thay đổi khác nhau trong cơ thể.
Thông thường, hiện tượng bị hoa mắt, chóng mặt trong khoảng 3 tháng đầu khi mang thai có thể là do nội tiết tố, những thay đổi khác bên trong cơ thể đã làm giãn nở thành mạch máu, gây ra tình trạng hạ huyết áp khiến cho mẹ bầu có cảm giác choáng váng, chóng mặt. Thêm vào đó, khi cơ thể mẹ bầu không hấp thụ được đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình ăn uống, do ảnh hưởng của việc ốm nghén cũng dễ khiến cho bà bầu cảm giác mệt mỏi, chóng mặt.
Trong khi đó, việc chóng mặt khi mang thai ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối lại là do lượng máu bên trong cơ thể tăng lên 30% khi thai nhi lớn dần lên, làm cho huyết áp bị tăng lên, gây chóng mặt. Ngoài ra, chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể do những nguyên do như sau:
- Bà bầu gặp tình trạng bị mất nước, chán ăn.
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao trong quá trình mang thai.
- Bà bầu bị đường thai kỳ, từ đó làm giảm lượng đường ở trong máu
- Hiện tượng tiền sản giật mẹ bầu có thể gặp phải ở giai đoạn cuối của thai kỳ.
- Việc bà bầu nằm ngửa trong những tháng cuối thai kỳ có thể gây ra áp lực lên các mạch máu giữ nhiệm vụ vận chuyển máu ở phần dưới của cơ thể lên tim. Điều này đã gây cản trở suốt quá trình lưu thông tối ưu trong cơ thể, gây nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm, từ đó gây ra triệu chứng chóng mặt.
- Nhu cầu máu ở cơ thể mẹ bầu ngày một tăng lên nhưng lượng hemoglobin đảm nhiệm việc vận chuyển oxy đi suốt khắp cơ thể lại không đáp ứng được đủ. Từ đó, gây cảm giác hoa mắt, mỏi mệt ở mẹ bầu.
- Ở lâu trong căn phòng nóng bức hay đi tắm hơi cũng sẽ khiến cho các mạch máu bị giãn nở, gây ra hiện tượng hạ huyết áp và chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu.
- Nhiều mẹ bầu còn có thể cảm thấy choáng nhẹ khi ho hoặc đi ngoài. Những tác động này có thể khiến bà bầu gặp phải dấu hiệu hạ huyết áp. Từ đó, dẫn đến chóng mặt, hoa mắt trong giai đoạn mang thai.
3. Ngăn ngừa hiện tượng chóng mặt khi mang thai
Nếu như mẹ bầu đang trong giai đoạn thai kỳ và đang gặp phải tình trạng này. Thai phụ có thể tham khảo một vài mẹo sau để giảm bớt chứng mệt mỏi, khó chịu.
- Khi nằm hoặc ngồi, khi đứng lên nên nhẹ nhàng, từ từ, tránh đứng lên đột ngột hay thay đổi tư thế.
- Hạn chế việc đứng quá lâu một chỗ. Nếu buộc phải đứng, nên di chuyển nhẹ nhàng, vận động nhẹ tại chỗ để cho máu huyết có thể lưu thông tốt hơn.
- Ăn mặc thoải mái với chất liệu vải thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát
- Tránh việc bỏ bữa, nên ăn uống đều đặn. Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần phải bổ sung nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé. Chính vì thế, ngoài 3 bữa ăn chính, hãy ăn thêm những bữa ăn nhỏ (khoảng 3-4 tiếng/lần), tuyệt đối không nên để cho dạ dày trống.
- Tránh việc tắm ngay sau khi từ ngoài đường về. Không được tắm nước quá nóng, càng không nên tắm khi thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi
- Trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Để tránh việc bị choáng, chóng mặt, mẹ bầu nên hạn chế việc nằm ngửa bởi việc này sẽ làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu.
- Tránh việc vận động quá mức khi mang thai, hãy vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
4. Nên làm gì khi bà bầu cảm thấy chóng mặt
Một số người khi mang thai sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Một số khác thì cảm thấy choáng váng, kèm với đó là biểu hiện buồn nôn, khó chịu. Khi đó, mẹ bầu có thể sẽ gặp các thay đổi về mặt thị giác như mất thăng bằng, hoa mắt. Nếu gặp trường hợp này, hãy mở ngay cửa sổ hoặc đến nơi thông thoáng.
- Ngồi xuống chậm để tránh việc bị ngã bất ngờ. Hoặc nếu có thể, hãy ngồi trong tư thế đặt đầu nằm ở khoảng giữa của hai đầu gối. Hãy từ từ đứng dậy, bởi những chuyển động đột ngột có thể sẽ làm cho tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu tồi tệ hơn.
- Bà bầu hãy cố gắng nằm nghiêng sang trái, đặt một chiếc gối nhỏ ở dưới hông để hỗ trợ tư thế nằm tốt hơn, cũng như thấy dễ chịu hơn. Làm vậy sẽ giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu đến não, cũng làm cho mẹ bầu cảm thấy khá hơn.
- Nên uống nhiều nước trong giai đoạn thai kỳ.
- Ăn nhẹ, uống nước lọc hoặc dùng nước trái cây sẽ giúp cho cơ thể tích lũy được nhiều năng lượng. Điều này giúp tránh được nguy cơ chóng mặt bởi việc giảm đường huyết.
- Chỉ nên tắm nước lạnh nếu thấy cơ thể có cảm giác lâng lâng.
- Hãy giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh việc lo âu, căng thẳng, stress kéo dài bởi nó sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Khiến bà bầu dễ rơi vào tình trạng chóng mặt, choáng váng, buồn nôn.
Để tăng cường đề kháng và sức khỏe cho mẹ và bé. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, giãn cơ nhằm giúp điều hòa tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, hạn chế tình trạng chóng mặt, hoa mắt trong thai kỳ.
Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Hầu hết, bất cứ phụ nữ nào khi bước vào giai đoạn thai kỳ đều cũng gặp phải trường hợp này, tuy đây là hiện tượng khá phổ biến nhưng không vì thế mà xem nhẹ. Nếu áp dụng những mẹo khắc phục tình trạng chóng mặt trên vẫn không hề thuyên giảm, mẹ bầu cần đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe để bác sĩ chuyên khoa có hướng điều trị phù hợp.