Đứa trẻ được yêu mến luôn có 4 kỹ năng này. Bố mẹ nên dạy cho con từ sớm

Nuôi dạy con 23/09/2022 07:43

Kỹ năng giao tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và thành công của các bé trong tương lai. Vì vậy, hãy rèn luyện ngay cho bé 4 kỹ năng này để các bé dễ dàng hơn trên đường lớn khôn nhé.

Vì sao nên dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ?

Giao tiếp là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Nó không chỉ đơn thuần là hoạt động nghe và nói mà là một nghệ thuật đòi hỏi sự phối hợp nhiều kỹ năng để đạt hiệu quả truyền đạt thông tin cao nhất.

Ở trẻ nhỏ, kỹ năng giao tiếp được phát triển theo từng giai đoạn khác nhau. Nếu từ lúc sơ sinh, trẻ giao tiếp qua các cử động tay chân, tiếng khóc thì lên 3 tuổi trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ hay thái độ, cảm xúc, ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Có thể nói giao tiếp chính là "công cụ" để trẻ tồn tại và phát triển.

Các chuyên gia cho rằng, nên dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay từ nhỏ. Vì lúc này não bộ của trẻ đang phát triển và dễ dàng tiếp thu nhanh. Những trẻ giao tiếp tốt sẽ biết vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, ứng xử lễ phép, thể hiện rõ quan điểm và cá tính của mình. Nhờ đó trẻ sẽ có nền tảng vững chắc hơn trong tương lai, tạo mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và dễ dàng thành công hơn.

1. Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi

Đứa trẻ được yêu mến luôn có 4 kỹ năng này. Bố mẹ nên dạy cho con từ sớm - Ảnh 1

Trẻ cần biết cách cảm ơn và xin lỗi người khác. Cha mẹ nên dạy trẻ có thói quen cảm ơn khi nhận được quà và nhận được sự giúp đỡ từ người khác.

Ảnh minh họa: Internet

Đây là một trong những bài học cơ bản trong kỹ năng ứng xử. Trẻ cần biết cách cảm ơn và xin lỗi người khác. Cha mẹ nên dạy trẻ có thói quen cảm ơn khi nhận được quà và nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Lời cảm ơn cần chân thành, thể hiện sự lịch sự, yêu quý và tôn trọng những người đã giúp đỡ tặng quà mình, và nhắc nhở trẻ dùng hai tay để đón nhận quà từ người khác.

Tương tự, biết sử dụng lời xin lỗi cũng rất quan trọng để bày tỏ sự hối hận khi bản thân mắc lỗi. Lời xin lỗi phải chân thành, bắt nguồn từ sâu bên trong và có thái độ mong muốn được tha thứ một cách rõ ràng. 

Dạy cho trẻ thói quen này sẽ hình thành nhân cách tốt cho trẻ, trẻ sẽ trở thành những người văn minh, lịch sự, được người khác tôn trọng, rất tốt cho sự phát triển sau này của trẻ.

2. Dạy trẻ biết tôn trọng người lớn

Đứa trẻ được yêu mến luôn có 4 kỹ năng này. Bố mẹ nên dạy cho con từ sớm - Ảnh 2

Những người cha, người mẹ nên luôn có thái độ tôn trọng trẻ để các con cảm nhận được thế nào là sự tôn trọng và hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng người lớn.

Ảnh minh họa: Internet

Ngoài lời nói lễ phép thì viêc thể hiện thái độ tôn trọng lại càng quan trọng hơn nhiều. Trong đó, tôn trọng người lớn là yếu tố vô cùng cần thiết trong việc giáo dục trẻ. Và cách tốt nhất để cha mẹ có thể dạy trẻ đó là làm mẫu và đối xử với chúng theo đúng cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác. Vậy nên, những người cha, người mẹ nên luôn có thái độ tôn trọng trẻ để các con cảm nhận được thế nào là sự tôn trọng và hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng người lớn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần dạy con cách cư xử đúng mực với người lớn như không la hét hay lớn tiếng với người lớn tuổi, giúp đỡ cụ già qua đường, không chen ngang khi người lớn đang nói chuyện…

3. Dạy trẻ biết chào hỏi mọi người

Đứa trẻ được yêu mến luôn có 4 kỹ năng này. Bố mẹ nên dạy cho con từ sớm - Ảnh 3

Đây là hành động khi găp bất cứ ai, chính vì như vậy việc chào hỏi cũng là kỹ năng giao tiếp đầu tiên mà mọi đứa trẻ cần được dạy để trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và lễ phép.

Ảnh minh họa: Internet

Đây là hành động khi găp bất cứ ai, chính vì như vậy việc chào hỏi cũng là kỹ năng giao tiếp đầu tiên mà mọi đứa trẻ cần được dạy để trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và lễ phép. Ví dụ như khi gặp người lớn tuổi, cha mẹ nên dạy trẻ chào hỏi bằng những câu chào hỏi thân thiện và gần gũi như: "Cháu chào ông/ bà ạ", "Ông có khỏe không ạ?" hay "Bác đi đâu vậy ạ?"... Khi nói, bé cần thể hiện thái độ lễ phép, không nói trống không, chỉ gật đầu hay lắc đầu mà phải nói "dạ thưa"  lễ phép.

Tuy nhiên, một điều cha mẹ cần nhớ đó là, người mà trẻ tiếp xúc nhiều nhất là cha mẹ, nên chúng thường sẽ học theo cách cư xử và thái độ của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy là tấm gương sáng để con soi chiếu và học hỏi. Trong gia đình, cha mẹ hãy giúp con xây dựng mối quan hệ thân thiết với ông bà. Nếu ông bà không ở chung, hãy chia sẻ, tâm sự về ông bà để bé cảm nhận được tình cảm của mọi người dành cho bé, dạy con cách quan tâm, hỏi han sức khỏe ông bà giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ.

4. Dạy trẻ biết tôn trọng cảm xúc, ý kiến của mọi người xung quanh

Hãy làm gương cho trẻ cách bạn tôn trọng cảm xúc, ý kiến của mọi người xung quanh. Sự tôn trọng cảm xúc và ý kiến chỉ đơn giản thể hiện ở cách chúng ta lắng nghe tích cực, không cắt ngang, sẵn sàng đóng góp ý kiến cho trẻ nhưng không phủ nhận quan điểm của trẻ. Theo đó, trẻ cũng sẽ biết cách bày tỏ sự tôn trọng cảm xúc, ý kiến của bạn bè, thầy cô. 

4 nguyên nhân của việc trẻ ăn nhiều nhưng vẫn thấp bé

Việc cho bé ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn thấp bé không phát triển khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Nhưng việc ăn nhiều sẽ không có kết quả nếu bé ăn sai. Nên các bố mẹ hãy chú tâm vào nguồn dinh dưỡng hơn số lượng nhé.

TIN MỚI NHẤT