Việc cho bé ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn thấp bé không phát triển khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Nhưng việc ăn nhiều sẽ không có kết quả nếu bé ăn sai. Nên các bố mẹ hãy chú tâm vào nguồn dinh dưỡng hơn số lượng nhé.
- 9 hành động của cha mẹ dạy con thông minh - tự tin được cả thế giới chia sẻ
- Top 3 loại thực phẩm các mẹ bầu cần nên tránh, vì rất ảnh hưởng đến thai nhi
Kém hấp thu thường xảy ra ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng trong quá trình xử lý các bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản...); do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mất cân bằng; trẻ bị bệnh về đường ruột, hay gặp là tình trạng nhiễm giun sán, các loại ký sinh trùng đường ruột khác; hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng làm giảm bài tiết men tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm hấp thu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất.
Khi tình trạng kém hấp thu kéo dài, bé sẽ bị thiếu năng lượng và thiếu chất dinh dưỡng, dẫn tới chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, gây còi xương, suy dinh dưỡng và kém phát triển về trí não.
Khi đó, hệ lụy là bé sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cao như cảm cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Điều này dẫn đến bé càng chậm phát triển. Đây là vòng luẩn quẩn bệnh tật rất khó thoát ra.
Chưa kể, bé thiếu dinh dưỡng và ốm yếu còn dễ bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, học tập trước mắt và có thể kéo dài về sau.
4 nguyên nhân việc trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không phát triển
1. Trẻ ăn nhiều nhưng chưa đủ
Có không ít những cha mẹ cho rằng, mình đã cho trẻ ăn đủ bữa vì một ngày cho trẻ 5 - 6 lần. Nhưng trên thực tế, theo quan điểm của bố mẹ, quan niệm ăn "nhiều" ở đây, đối với nhu cầu thực sự của cơ thể trẻ thì vẫn chưa thực sự đủ. Để hiểu đúng cũng như chính xác lượng thức ăn mỗi bữa và số bữa ăn cho trẻ phải được điều chỉnh tăng dần dựa trên sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bởi vì, cùng với sự phát triển của cơ thể thì kích thước dạ dày của trẻ cũng sẽ không ngừng phát triển.
Không những thế, để có thể tăng trưởng, phát triển và tham gia các hoạt động thể chất như chạy, nhảy,... trẻ rất cần nhiều năng lượng hơn nữa. Nếu năng lượng cung cấp qua thức ăn không đủ bù cho năng lượng tiêu hao trong quá trình cơ thể phát triển, trẻ sẽ dễ chậm tăng cân và khó phát triển.
2. Nhiều lượng nhưng ít chất, đơn điệu
Phần lớn chúng ta ăn theo sở thích, ngon miệng và không tính toán xem lượng thực phẩm mình ăn vào có đủ dinh dưỡng hay không. Theo khuyến cáo, mỗi ngày, trẻ nên ăn 15 loại thực phẩm khác nhau để đủ chất. Chẳng hạn, một bát cháo phải đủ 30-40 g thịt/cá/tôm, 2 thìa cà phê dầu mỡ, chất xơ,... Thiếu dầu mỡ là một trong lý do khiến bé không tăng cân.
3. Thừa và thiếu vitamin
Để các bé phát triển toàn diện, mẹ cần lưu ý tới những biểu hiện của con, phát hiện kịp thời những thiếu hụt và bổ sung vitamin cần thiết.
Bé thiếu vitamin C thường kêu đau, mỏi toàn thân, đồng thời dễ bị sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ.
Khi bé bị thiếu vitamin A, mẹ có thể thấy bé sợ ánh sáng, ít nước mắt đồng thời da thô ráp, bong vảy, sần sùi.
Nếu bé không tăng cân, nước tiểu ít và hay quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy), có thể bé đang thiếu vitamin B1.
Biểu hiện ở bé bị thiếu vitamin B12 là sắc mặt trắng bệch, lông tóc hơi vàng, thần kinh không phấn chấn, không muốn ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
4. Ăn nhiều nhưng không phù hợp
Ở mỗi cơ thể trẻ, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn khác nhau nên có thể trẻ ăn nhiều so với trẻ đồng tuổi nhưng lại quá sức so với trẻ. Vì vậy, cần phải gia giảm giữa lượng ăn và lượng sữa để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp và trẻ được phát triển tốt nhất.
Một số trẻ có bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, bất dung nạp thức ăn,... làm hạn chế khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn.
Trẻ mắc một số bệnh về nội tiết như: Suy giáp trạng, lùn tuyến yên,... cũng là những nguyên nhân chậm lớn.