Khi được tròn 6 tháng tuổi, bé sẽ bước vào giai đoạn ăn dặm vì lúc này hệ tiêu hóa đã phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.
- Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối phải lưu ý những điều này khi trời vào mùa nắng nóng, kẻo hại con lúc nào lại không hay
- Thực phẩm giúp mẹ bầu gọi sữa về ồ ạt, bà bầu nên bổ sung thường xuyên để cung cấp lượng sữa tốt nhất cho con
Giai đoạn ăn dặm trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày.
Do vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.
Cho bé ăn dặm đúng cách sẽ giúp trẻ tránh tình trạng còi xương, thiếu chất suy dinh dưỡng. Nếu bạn còn đang gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy tìm hiểu những phương pháp cho trẻ ăn dặm được khuyên dùng nhất hiện nay.
Lịch ăn dặm cho bé
Mẹ cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát mẹ hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé. Lịch ăn dặm khoa học dành cho bé có thể được tính như sau:
Bé từ 4 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn
Bé từ 7 – 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé
Cho bé ăn dặm đúng cách – ăn đủ chất
Bé sẽ không thể phát triển tốt nếu chỉ ăn nhiều mà không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Để bé phát triển tốt, khi bé bắt đầu ăn dặm mẹ vẫn cho bé bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần/ngày và ăn dặm 2-3 bữa/ngày rồi tăng dần lên.
Thực đơn ăn dặm cho bé phải được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cung cấp bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm chất xơ và vitamin như sau:
Nhóm bột đường: gạo, nếp, bột mì, bánh mì, mì, nui, bún, phở, hủ tiếu, khoai, bắp.
Nhóm đạm: nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm tép, lươn…; nguồn thực vật như đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác.
Nhóm béo: dầu, mỡ, bơ, hạt có dầu.
Nhóm vitamin và chất khoáng: rau củ, trái cây các loại.
Cho bé ăn dặm đúng cách: từ loãng đến đặc, từ vị ngọt tới vị mặn
Từ vị ngọt đến vị mặn: Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Do đó, ở giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, mẹ nên dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách cho bé ăn dặm từ các món có vị ngọt trước nhé, chẳng hạn như bột ngọt có vị sữa, bé sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị sữa quen thuộc. Sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá…
Từ bột loãng đến bột đặc: Do dạ dày của bé cần thời gian thích nghi với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ, nên mẹ đừng quên nguyên tắc cho bé ăn từ loãng đến đặc nhé.
Đa dạng các loại thực phẩm
Mẹ hãy bổ sung đa dạng thực phẩm thích hợp với từng giai đoạn của bé, việc áp dụng nhiều món mới còn giúp mẹ biết được sở thích ăn uống của bé như thế nào, bé thích ăn cá hay ăn thịt, ăn rau hay các loại củ.
Ngoài ra việc bổ sung đa dạng thực phẩm sẽ mang lại đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu. Với bé chậm lên cân, mẹ nên chú trọng bổ sung nhóm dinh dưỡng giàu đạm như sữa mẹ, trứng, thịt, cá,…