Bé bị nghẹt mũi là tình trạng bệnh phổ biến và thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Vì vậy, các mẹ cần biết một số mẹo chữa ngạt mũi cho bé ngay dưới đây.
- Cách trị sổ mũi cho trẻ bằng 6 mẹo dân gian đơn giản
- Hướng dẫn cách trị sổ mũi cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Nội dung bài viết
Tình trạng nghẹt mũi là hiện tượng khá phổ biến thường xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng, đặc biệt là đối với trẻ em. Bé bị khò khè, nghẹt mũi hay sổ mũi sẽ khiến các bé cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc nhiều hơn. Vì vậy, các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân nghẹt mũi để tìm cách trị nghẹt mũi cho bé phù hợp. Để điều trị nghẹt mũi cho bé nhanh chóng ngay tại nhà, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa ngạt mũi cho bé trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi
Để có thể chữa khỏi nghẹt mũi cho trẻ, thì các mẹ nên xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi hoặc khò khè ở trẻ để có cách điều trị phù hợp và phòng ngừa tốt hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ.
- Viêm mũi dị ứng: Trẻ khi bị viêm mũi dị ứng sẽ có biểu hiện hắt hơi nhiều, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi khiến trẻ khó ngủ và quấy khóc. Viêm mũi dị ứng thường gây nghẹt mũi cả hai bên cánh mũi và có thể có dịch lỏng hoặc màu trắng nhạt bên trong mũi.
- Trẻ có sức đề kháng kém sẽ dễ bị vi khuẩn và virus xâm nhập gây nên các triệu chứng bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi hoặc khó thở.
- Môi trường sống xung quanh bị thay đổi: Đối với các trẻ có sức khỏe kém, khi bắt đầu đi học và tiếp xúc với nhiều trẻ khác đang mắc bệnh cũng dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, viêm họng hoặc viêm phế quản.
- Thời tiết thay đổi thất thường: Khi tiết trời se lạnh hoặc vào thời điểm giao mùa, sẽ khiến trẻ dễ bị cảm, gây nên các triệu chứng nghẹt mũi hoặc sổ mũi.
Một số mẹo chữa ngạt mũi cho bé hiệu quả
Nếu thấy bé xuất hiện tình trạng nghẹt mũi hoặc khò khè, mẹ có thể áp dụng một số cách trị nghẹt mũi dân gian cho bé sau đây:
Chườm nước nóng lên tai
Trước khi bé đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm một ít nước ấm vừa và đặt ở hai bên tai của bé khoảng 10-15 phút sẽ giúp bé giảm nghẹt mũi hiệu quả. Điều này là do hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ có tác dụng kiểm soát máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
Cho bé uống nhiều nước
Cho bé uống nhiều nước sẽ giúp chất dịch nhầy ở mũi loãng bớt. Tuy nhiên, mẹ không nên ép bé uống quá nhiều nước trong cùng một lúc. Mẹ chỉ nên cho bé uống từng ngụm nước nhỏ sẽ tốt hơn.
Sử dụng nước muối sinh lý
Một trong những cách trị nghẹt mũi tại nhà nhanh nhất cho trẻ sơ sinh là sử dụng nước muối sinh lý. Bạn có thể mua dễ dàng mua nước muối sinh lý ở các tiệm thuốc tây mà không cần bác sĩ kê toa.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý hạn chế dùng những loại muối sinh lý có chứa các dược chất trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Đầu tiên, mẹ nhỏ hai giọt muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi của bé để làm lỏng các chất nhầy bên trong. Sau đó, sử dụng bóng hút hoặc máy hút nước mũi để hút nước muối và chất nhầy ra ngoài. Mẹ có thể đặt một chiếc khăn mềm cuộn lại và đặt dưới vai của bé, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé một chút để những giọt nước muối có thể dễ dàng chảy vào mũi.
Dùng tinh dầu tràm
Các mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho trẻ sơ sinh bôi vào bàn chân, cổ, ngực hoặc bàn tay để giữ ấm cho bé.
Mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Mẹ xoa nhẹ nhàng mỗi bên chân khoảng 1 phút và sau đó đeo tất vào cho bé.
Cho bé nằm gối cao
Mẹ có thể đặt một cái gối dưới nệm để kê cao đầu cho trẻ. Điều này sẽ giúp chất dịch nhầy chảy ra khỏi các xoang. Tuy nhiên, nếu bé vẫn còn nằm nôi thì không mẹ không nên làm điều này.
Sử dụng máy phun hơi ẩm
Thời tiết hanh khô hay thường xuyên để bé trong môi trường có máy điều hòa quá lâu sẽ dễ khiến trẻ bị nghẹt mũi do hít phải không khí quá khô. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên để một máy phun hơi ẩm ở nơi bé nằm để không khí có độ ẩm giúp bé dễ thở hơn.
Nghẹt mũi là tình trạng bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều ảnh hưởng sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bên trên là một số thông tin chia sẻ về các mẹo chữa ngạt mũi cho bé tại nhà, mẹ có thể tham khảo và áp dụng để giúp bé mau chóng khỏi bệnh và phát triển tốt hơn.