Với những cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản, cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà giúp bé thoải mái hơn và ngăn bệnh trầm trọng hơn.
- Trẻ sơ sinh bị viêm phổi: Dấu hiệu nhận biết sớm và chăm sóc giúp bé mau khỏi!
- Tìm hiểu dấu hiệu rỉ nước ối sớm để kịp thời đảm bảo an toàn cho mẹ và bé
Trẻ sơ sinh còn rất non nớt và chúng không biết nói để nói cho bạn biết chúng cảm thấy như thế nào. Vì vậy cha mẹ cần phải quan sát và theo dõi thật kỹ lượng cũng như chuẩn bị những kiến thức cơ bản giúp con giải quyết những vấn đề này. Thời tiết thay đổi không ngừng, cùng với tác động của môi trường khiến trẻ thường xuyên mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong đó dễ gặp nhất là ngạt mũi. Từ những biểu hiện đơn giản như vậy, nếu không có cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh chóng thì chắc chắn sẽ dẫn đến những tác động lớn hơn đối với sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh
Để có thể chữa được ngạt mũi, trước hết bạn cần phải nắm được những nguyên nhân dẫn đến bệnh này. Chúng thường xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
- Do cảm lạnh: Trong những ngày mùa đông đặc biệt là ở miền bắc, nếu trẻ không được giữ ấm chắc chắn sẽ bị cảm lạnh và ngạt mũi. Bên cạnh đó, cũng sẽ xuất hiện thêm các dấu hiệu là: đau họng, nóng sốt, hắt hơi.
- Dị ứng: Những dấu hiệu để nhận biết điều này là trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, ngứa, hắt hơi và đỏ mắt hoặc mũi.
- Cảm cúm: Chúng sẽ xuất hiện khi có vi rút hoặc vi khuẩn tấn công trẻ. Mẹ sẽ thấy trẻ lạnh run, mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, khó thở và đau cơ.
- Xuất hiện dị vật trong mũi: Trẻ chơi một mình thường hay tò mò về các vật xung quanh, chúng không biết vật nào là nguy hiểm và thường cho vào miệng, mũi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi.
Triệu chứng giúp nhận biết trẻ bị ngạt mũi
Khi bị ngạt mũi, trẻ sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết sau đây:
- Mức độ nhẹ: sổ mũi, thở khò khè, quấy khóc, hắt hơi, mũi đóng vảy và có đờm. Khó bú, bú ngắt quãng và bị sặc sữa.
- Mức độ nặng: Đờm khiến tắc mũi và cổ khiến trẻ bị khó thở phải thở bằng miệng. Từ đó dẫn đến các bệnh ho khan, khô tím môi, nôn mửa, viêm họng…
Cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh khi bị ngạt mũi cha mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh mà hãy sử dụng các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian.
Dùng nước muối sinh lý
Cách được nhiều mẹ sử dụng để giúp chữa ngạt mũi cho trẻ hiện nay chính là sử dụng nước muối sinh lý. Nước muối có tính kháng khuẩn tốt sẽ làm sạch và loại bỏ các vi khuẩn giúp thông đường hô hấp để trẻ dễ chịu hơn.
Mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại cửa hàng thuốc hoặc thực hiện pha nước muối tại nhà theo tỷ lệ: 1 ly nước ấm và ½ thìa muối trắng. Làm sạch mũi của trẻ sau đó nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Có thể sử dụng 3 đến 5 lần/ngày tùy mức độ ngạt mũi của trẻ.
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu
Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè, mẹ có thể đắp lá trầu không để thông đờm cho trẻ giúp chữa ngạt mũi. Đây chính xác là một mẹo dân gian mang đến hiệu quả bất ngờ. Hãy thực hiện như sau:
- Lấy 2 lá trầu không sau đó hơ trên lửa.
- Sau khi lá nóng lên, mẹ hãy lấy ra để đắp 1 chiếc trên ngực và 1 chiếc sau lưng.
- Trước khi đắp lá hãy thoa một chút dầu gió lên ngực trẻ.
- Sau một thời gian sẽ thấy phần đờm được thông giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Cách tiếp theo mà cha mẹ có thể áp dụng là sử dụng dầu tràm. Cha mẹ hãy thoa dầu tràm vào lòng bàn chân của trẻ sau đó massage nhẹ nhàng để giúp khí huyết có thể lưu thông tốt hơn. Từ đó, tình trạng ngạt mũi sẽ được cải thiện hiệu quả.
Bên cạnh đó, cũng có thể thoa thêm lên ngực và lưng để giữ ấm cho trẻ. Sử dụng cách này bạn sẽ thấy bệnh suy giảm nhanh chóng mà còn cực kỳ an toàn. Tuy nhiên, nếu không thấy hiệu quả thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Xông hơi
Phương pháp xông hơi tại nhà cho trẻ rất đơn giản thôi.
- Đóng kín cửa phòng tắm để gió không thể lùa vào bên trong.
- Xả nước vào bồn tắm hoặc chậu để hơi nước bốc lên. Tuyệt đối không được dùng nước quá nóng. Mẹ hoàn toàn có thể đun nước sả, gừng, chanh, dược thảo để xông cho trẻ giúp tăng hiệu quả. Không sử dụng quá nhiều các loại nguyên liệu nếu không sẽ khiến trẻ bị khó thở.
- Bế trẻ vào trong phòng tắm trong khoảng 10 đến 15 phút. Không nên để quá lâu, nước nguội sẽ khiến cho trẻ bị cảm lạnh.
- Khi thấy tình trạng ngạt mũi của trẻ được cải thiện, mẹ có thể lấy tay và vỗ nhẹ lên ngực trẻ giúp việc hô hấp của con dễ dàng hơn.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ
Khi ngủ, mẹ hãy nâng cao đầu cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn từ đó có được giấc ngủ ngon, tăng cường sức khỏe. Rất đơn giản, chỉ cần đặt một chiếc khăn bên dưới đầu giúp nâng cao đầu trẻ hơn 1 chút.
Đó là những cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản theo dân gian mà mẹ có thể áp dụng tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả.