Hiện nay, tivi và smartphone rất phổ biến, do đó chẳng lạ gì khi trẻ tiếp xúc với chúng quá sớm. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc quá thường xuyên sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh TIC.
- 3 xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để phát hiện sớm bệnh hiểm nghèo ở trẻ, mẹ đừng tiếc tiền mà bỏ qua
- Tưởng cho con uống nhiều sữa mỗi ngày sẽ tốt, nào ngờ lại hại con trong âm thầm mà không biết
Mới đây, hình ảnh của một cậu bé đang được điều trị bệnh với nhiều dụng cụ y tế chuyên dụng trên khuôn mặt khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng phải ngỡ ngàng. Nhất là với những phụ huynh có con nhỏ.
Theo như lời của mẹ cậu bé cho hay do quá thương và cưng chiều con, chị lại thường xuyên đi làm nên dành rất ít thời gian bên con. Do đó, con chị thường xuyên dùng điện thoại và dành nhiều giờ để xem tivi. Ban đầu, con chị có những biểu hiện như co giật mắt và nháy mắt liên tục. Nhưng vì chủ quan không có gì nghiêm trọng nên để một thời gian lâu mới khiến con trẻ bệnh tình ngày một nặng như bây giờ.
Theo như lời các bác sĩ cho biết, thì trường hợp của cậu bé này mắc phải chính là căn bệnh TIC (có thể gọi là bệnh liệt cơ mặt). Nguyên nhân khiến cậu bé mắc bệnh chính là thường xuyên xem tivi và dùng smartphone trong một thời gian dài với tần suất thường xuyên.
Do đó, các bác sĩ đã cảnh báo với tất cả các bậc phụ huynh có con nhỏ và thường xuyên lơ là trẻ thì nên chú ý đến con hơn. Ngoài ra, cũng nên chú ý đến biểu hiện của trẻ để chẳng may bị mắc bệnh còn kịp thời chữa trị.
Vậy bệnh TIC là căn bệnh như thế nào?
Theo như các bác sĩ nhận định thì TIC là một dạng rối loạn vận động phát âm không có chủ đích, xảy ra bất ngờ và rất nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần. Hội chứng TIC này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Theo như thống kê, thì hàng năm trên thế giới có đến 20% trẻ em ở độ tuổi đi học mắc hội chứng này.
Ở nước ta, bệnh TIC cũng rất phổ biến và bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhất là vào mùa hè với số ca bệnh tăng hơn 50%. Đa phần các bệnh nhân đều là trẻ em với các biểu hiện rối loạn thần kinh ở các phần cơ mặt và cơ thân.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh TIC ở trẻ
Nguyên nhân dẫn đến bệnh TIC hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì yếu tố môi trường và sinh học có tác động rất lớn đến căn bệnh này. Đó cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị mắc bệnh TIC hiện nay.
Theo như thống kê hàng năm cho thấy, thì trẻ thường xuyên xem tivi, dùng smartphone trong một thời gian dài thì khả năng mắc bệnh TIC sẽ cao hơn gấp nhiều lần những trẻ em được hạn chế tiếp xúc.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh TIC
Những dấu hiệu thông thường khi trẻ mắc bệnh TIC là liên tục giật cơ mắt, giật vai, giật cơ bụng như nấc cục,... Ngoài ra, có trẻ còn có biểu hiện rất giống bệnh cảm như khụt khịt mũi, chun mũi hoặc ho. Nhưng rõ ràng nhất chính là các biểu hiện sau:
- Nháy mắt liên tục
Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh TIC thường liên quan đến cơ mắt và nháy mắt liên tục là một trong số đó. Thông thường trẻ sẽ nháy mắt liên tục và khi ngủ mới hết. Tuy nháy mắt liên tục không làm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ nhưng sẽ làm cơ mắt mỏi và làm hạn chế tầm nhìn.
Trẻ mà xem tivi và dùng điện thoại nhiều sẽ làm cơ mắt và tầm nhìn càng bị ảnh hưởng. Đồng thời, đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh TIC ngày một nhiều với khả năng rất cao.
- Tăng cận thị
Khi trẻ xem tivi và dùng điện thoại thường xuyên còn làm tăng cận thị. Với những trẻ đã mắc TIC trước đó thì rất có thể sẽ làm tái phát bệnh TIC. Ngoài ra, còn hình thành một số tật trong não và khi đó thì việc dùng thuốc điều trị sẽ khó khăn hơn.
- Hạn chế khả năng giao tiếp, tương tác
Chứng bệnh TIC và việc sử dụng điện thoại, xem tivi quá thường xuyên còn làm cho con trẻ bị hạn chế khả năng giao tiếp cũng như tương tác với mọi người và môi trường xung quanh.
Theo các chuyên gia tâm lý cho biết thì trẻ chỉ nhận được thông tin một chiều khi sử dụng các thiết bị công nghệ như smartphone, máy tính bảng,... có nghĩa là trẻ không nhận được sự phản hồi, trao đổi.
Ngoài ra, sự giao tiếp trực tiếp của trẻ sẽ bị hạn chế, từ đó trẻ sẽ không biết cách dùng từ ngữ sao cho phù hợp để ứng xử với các mối quan hệ xung quanh, không có khả năng phân tích, trao đổi bất kỳ một vấn đề nào đó trong thực tế cuộc sống. Về lâu dài trẻ sẽ không biết bộc lộ cảm xúc với mọi người xung quanh, kể cả những người trong gia đình.
Phòng tránh bệnh TIC ở trẻ
Tuy nguyên nhân gây ra bệnh TIC ở trẻ không phải hoàn toàn nằm ở các thiết bị công nghệ (điện thoại, máy tính, tivi,...) nhưng đây lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh. Do đó, các bậc phụ huynh nên hạn chế trẻ tiếp xúc với các món đồ này. Và chỉ khi thực sự cần thiết mới cho trẻ sử dụng với mục đích giải trí, học tập,... mà thôi.
Các phụ huynh có thể quy định giờ xem tivi hay giờ sử dụng điện thoại cho trẻ. Và khi xem cũng nên hướng đến các chương trình phù hợp nhằm kích thích tư duy học hỏi và giúp trẻ nhận biết đúng sai, tốt xấu khi tiếp nhận thông tin.
Bên cạnh đó, nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động như: võ thuật, bơi lội, múa, hội họa,... điều này sẽ giúp trẻ không còn nhiều thời gian dành cho các thiết bị công nghệ mà còn trang bị cho trẻ kiến thức và sức khỏe.
Lưu ý: tuy bệnh TIC không nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, nếu không kịp thời chữa trị thì khả năng bị thương tật vĩnh viễn ở trẻ là rất cao. Do đó, bậc làm cha làm mẹ đừng vì hành động thương yêu, cưng chiều con quá mức mà cho trẻ thoải mái sử dụng đồ công nghệ, khiến trẻ lạm dụng rồi mắc bệnh thì hối hận cũng không kịp.