Trong 72 giờ đầu tiên sau khi sinh là khoảng thời gian vàng để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh.
- Những yếu tố quyết định sự thông minh của con trong đó có tháng sinh, bố mẹ nên biết để con có IQ vượt bậc
- Những phụ nữ nên sinh con sớm vì để muộn cơ hội làm mẹ càng thấp
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh là gì?
Thứ nhất, mỗi năm trên thế giới có 8 triệu trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh. Trong khi đó, theo các chuyên gia y tế, phần lớn các bệnh rối loạn tiết tố - chuyển hóa và di truyền thời kỳ sơ sinh và những năm đầu đời của trẻ thường không có dấu hiệu rõ ràng, khó phát hiện và chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, các rối loạn này có thể phát triển thành những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chậm phát triển tâm thần hoặc thậm chí tử vong. Vì thế xét nghiệm sàng lọc sau sinh sẽ giúp phát hiện sớm một số dị tật bẩm sinh để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Thứ ba, rất khó để xác định xem trẻ có bị mất thính lực hay không khi trẻ còn quá nhỏ. Sàng lọc thính lực để xem liệu thính giác của trẻ có bình thường không để chẩn đoán, điều trị sớm, không ảnh hưởng tới khả năng phát triển ngôn ngữ và các kĩ năng khác.
Thứ 3, những vấn đề về tim mạch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Sàng lọc tim mạch sơ sinh sẽ phát hiệm sớm những dấu hiệu bất thường ở tim của trẻ.
- Lấy máu gót chân: Hiện nay, các nhà khoa học đã có thể xác định trên 500 rối loạn chuyển hóa liên quan đến rối loạn nội tiết tố, chuyển hóa di truyền qua sàng lọc sơ sinh. Xét nghiệm lấy máu gót chân sẽ giúp sàng lọc nhiều bệnh, trong đó có thể kể đến các bệnh nguy hiểm như: suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa đường Galactose...
- Sàng lọc thính lực: Nên được tiến hành muộn nhất trong vòng 1 tháng sau khi sinh và chẩn đoán xác định trong vòng 3 tháng sau sinh, tiến hành can thiệp (nếu thính lực của trẻ kém) trong vòng 6 tháng sau sinh.
- Sàng lọc tim mạch: Một số em bé được sinh ra với những bệnh tim có thể gây nguy hiểm nếu được điều trị muộn hoặc không được điều trị gì cả. Sàng lọc tim mạch sẽ kiểm tra xem nồng độ oxy trong máu có thấp không, cho biết con bạn có vấn đề gì về tim mạch không.
- Lấy máu gót chân: Y tá sẽ lấy máu ở gót chân trẻ thấm vào một tờ giấy đặc biệt, sau đó mẫu máu sẽ được đưa đến trung tâm xét nghiệm. Sau đó, bác sĩ, chuyên gia sẽ tiến hành phân tích mẫu máu ở phòng xét nghiệm và kiểm tra các yếu tố nguy cơ khác.
- Sàng lọc thính lực: Các bác sĩ sẽ sử dụng máy đo để đo âm ốc tai.
- Sàng lọc tim mạch: Một cảm biến nhỏ được đặt trên tay phải của bé và một chân của bé trong khoảng một phút, kết quả có sau đó ngay lập tức.
Các bác sĩ khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh đều cần xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, đặc biệt là những trường hợp dưới đây:
1. Trẻ sinh ra bởi sản phụ sảy thai nhiều, tiền sử sinh con bị dị tật.
2. Trẻ thực hiện IVF
3. Trẻ khi sinh có những biểu hiện bất thường về nội tiết, chuyển hóa, di truyền.
4. Trẻ sinh non, chăm sóc đặc biệt.
Chi phí sàng lọc sơ sinh tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bố mẹ lựa chọn và có sự khác nhau giữa các nơi làm xét nghiệm. Riêng chi phí lấy máu gót chân dao động từ 300.000 - 3 triệu đồng.