Sau sinh, tắc tia sữa là tình trạng tương đối phổ biến, thậm chí gây ra triệu chứng vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả tại nhà!
- Hướng dẫn cách làm váng sữa từ sữa mẹ đơn giản cho bé
- Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa phải làm sao?
Nội dung bài viết
Tắc tia sữa thành cục là một trong các triệu chứng thường gặp ở các chị em nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không quá nguy hiểm. Tắc tia sữa nổi cục không những khiến mẹ có cảm giác đau đớn mà còn có thể bị viêm tuyến vú, áp xe vú,… nếu không điều trị kịp thời, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần của mẹ. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả trong bài viết sau!
Cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả tại nhà
Chườm nước ấm
Đây là cách chữa tắc tia sữa nổi cục được áp dụng khá phổ biến và hiệu quả. Các mẹ có thể dùng khăn ấm hoặc nước nóng để chườm lên bầu ngực. Lưu ý không nên dùng nước quá nóng bởi nó thể gây bỏng da. Hãy massage nhẹ nhàng giúp các cục sữa tắc tan dần, dòng chảy được lưu thông.
Massage và day ép đầu ngực
Khi bị tắc tia sữa nổi cục phải làm sao? Để kích thích và lưu thông dòng chảy sữa mẹ, bạn có thể áp dụng phương pháp day ép và massage bầu ngực. Cách thực hiện: Dùng 1 bàn tay hoặc cả 2 tay đẩy và ép bầu vú về phía thành ngực, đồng thời dùng tay xoa và day ép đều các vị trí để làm tan cục tắc sữa.
Có thể day nhẹ nhàng để tránh bị đau nhưng cũng cần dùng 1 lực đủ để làm tan cục sữa tắc trong đầu vú. Day từ từ theo vòng tròn và kiên trì thực hiện thao tác này cho tới khi tình trạng được cải thiện.
Cho bé bú sớm, thường xuyên
Cách làm tan cục tắc tia sữa này khá đơn giản. Việc cho bé bú sớm sẽ hỗ trợ cực kỳ tốt trong việc lưu thông dòng chảy của sữa. Hơn thế nữa, các mẹ nên cho bé bú thường xuyên và đều đặn, giúp dòng sữa được tự động lưu thông nhờ lực hút của bé và lực đẩy của bầu sữa tiết ra mạnh. Mẹ có thể thay đổi tư thế cho bé bú một cách thoải mái nhất.
Cho trẻ bú đúng cách
Bên cạnh việc cho bé bú thường xuyên và bú sớm, các mẹ nên cho bé bú đúng cách, giúp làm giảm tình trạng tắc sữa. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần vắt hết sữa thừa sau khi cho bé bú xong, vệ sinh đầu ti thật sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ ti để tránh viêm nhiễm.
Trước khi cho trẻ bú, mẹ nên massage nhẹ nhàng bầu vú cho mềm và sữa dễ lưu thông hơn. Nên để trẻ bú ở tư thế thoải mái nhất, giúp bé chủ động trong việc tìm đầu ti, sao cho môi dưới của bé hơi trề xuống, ngậm trọn núm vú, bú hết 1 bên rồi chuyển sang bên còn lại, bên nào căng hơn thì bú trước.
Dùng viên uống thông tuyến sữa
Thị trường có nhiều sản phẩm thông tuyến sữa vô cùng hiệu quả và an toàn. Các viên uống thông tuyến sữa đã được các chuyên gia nghiên cứu và chế tạo ra nhằm đặc trị triệu chứng tắc tuyến sữa, làm tan cục tắc sữa nhanh chóng và hiệu quả.
Sử dụng đèn hồng ngoại
Dùng đèn hồng ngoại là một trong những cách điều trị và làm tan cục tắc sữa, giảm cương tức bầu ngực. Mẹ có thể điều trị 2-3 lần, mỗi lần trung bình khoảng 30-45 phút. Phương pháp này kết hợp tia hồng ngoại, điện xung và sóng siêu âm giúp làm tan sữa và lưu thông dòng chảy, giảm nở các ống dẫn sữa tại các vị trí khó nhằn.
Bên cạnh công dụng điều trị giảm đau, cương tức, sưng thì phương pháp này còn giúp các mô tuyến vú mềm, kích thích sữa ra ngoài nhiều, giúp bé bú dễ dàng hơn.
Tác động cột sống
Trong trường hợp các biện pháp thông thường vẫn không khắc phục được tình trạng tắc cục sữa thì các mẹ có thể áp dụng cách tác động cột sống để thông tắc sữa. Ở đây, các kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn sẽ dùng ngón tay tác động lên vùng cột sống của mẹ.
Uống lá làm giảm tắc sữa
Các bài thuốc dân gian hiệu quả để giảm tắc sữa đó là lá mít, lá đinh lăng, lá bồ công anh,… Bạn hãy rửa sạch lá đinh lăng, sao vàng rồi sắc uống. Với lá mít thì hơ nóng rồi đắp lên vị trí tắc sữa, hãm nước lá bồ công anh để uống.
>>> Xem thêm:
- Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng an toàn, hiệu quả
- Mách mẹ một số mẹo thông tắc tia sữa hiệu quả
Dùng máy hút sữa
Các mẹ nên sử dụng các loại máy hút sữa hiện đại trong giai đoạn đầu, khi các cục tắc sữa mới hình thành hoặc nằm gần núm vú. Còn với các vị trí tắc sữa sâu hoặc phức tạp, việc tác động bằng máy hút sữa cực kỳ khó. Tác động lực nhỏ sẽ không hiệu quả còn lực mạnh thì gây đau, ảnh hưởng tới mạch máu,…
Trên đây là một số cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả và an toàn, không đau dành cho các mẹ bỉm sữa tham khảo. Chúc các mẹ sẽ luôn khỏe mạnh để chăm sóc bé yêu thật tốt!