Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, nôn trớ thường xuất hiện trong 3 tháng đầu sau sinh. Dưới đây là nguyên nhân cũng như cách trị ọc sữa cho trẻ.
- Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả và những điều cần lưu ý
- Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và phát triển khỏe mạnh?
Nội dung bài viết
Khi gặp hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, các bố mẹ không nên cho rằng đó là chuyện bình thường mà chủ quan, hãy quan sát trẻ thật cẩn thận. Bên cạnh những nguyên nhân tự nhiên, tình trạng này còn có thể là do bé bị thiếu canxi hoặc mắc một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Trong bài viết sau, Phunuvagiadinh sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân cũng như các biện pháp khắc phục điều này!
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa
Bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa
Trong 3 tháng đầu sau sinh, bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa chỉ trong vài phút rồi tự hết. Nhiều mẹ sẽ nghĩ rằng đây là hiện tượng rất đỗi bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu có đi kèm thêm vài dấu hiệu khác thì rất có thể bé đang phải đối mặt với bệnh lý nào đó. Hiện tượng này chỉ bình thường khi bé vẫn tăng cân đều đặn, ăn ngủ tốt. Một số nguyên nhân khiến bé hay vặn mình, gồng người như:
- Thiếu hụt vitamin D: Trong cơn vặn mình, bé khó ngủ, ngủ ít, hay tỉnh giấc vào ban đêm, đổ mồ hôi nhiều, chậm tăng cân.
- Thiếu canxi: Bé dễ bị tiếng động kích thích, thở khò khè, thường xuyên nôn trớ,… Các dấu hiệu này thường gặp ở trẻ sinh non hoặc dinh dưỡng kém.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và nôn trớ
Có nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình ọc sữa, nôn trớ nhưng chủ yếu gồm:
- Chăm sóc và cho trẻ ăn sai cách:
+ Bé bú sữa mẹ quá nhiều;
+ Bé bú không đúng tư thế hoặc bú bình sai cách khiến trẻ hít quá nhiều không khí vào dạ dày;
+ Bé vừa ăn no thì mẹ đã cho bé nằm ngay;
+ Mẹ quấn tã cho bé quá chặt;
- Bệnh lý nội khoa:
+ Bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, động ruột;
+ Viêm đường hô hấp trên;
+ Nhiễm trùng thần kinh;
+ Tăng áp lực nội sọ như xuất huyết não do tỷ lệ Prothrombin giảm;
+ Rối loạn hệ thần kinh thực vật như co thắt môn vị;
- Bệnh lý ngoại khoa:
+ Dị tật đường tiêu hóa như: hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành, teo thực quản;
+ Bé bị xoắn ruột, tắc ruột: kèm theo đó là bụng chướng, nhiễm trùng toàn thân, đại tiện có máu;
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một lý do khác khiến bé nôn trớ đó là hệ tiêu hóa còn yếu. Dạ dày của bé nằm ngang, cơ còn yếu khiến cho hoạt động co thắt chưa ổn định, từ đó dễ bị nôn trớ. Khi trẻ biết đi, dạ dày của trẻ sẽ chuyển sang tư thế nằm dọc, giảm dần hiện tượng nôn trớ, ọc sữa.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không?
Trẻ bị nôn trớ, ọc sữa sau bú có thể do mẹ ép trẻ bú quá nhiều. Tuy nhiên, nếu kèm theo các triệu chứng khác thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý:
- Trẻ sơ sinh liên tục ọc sữa dù không bú hoặc bú xong lại ói: Có thể bé đã mắc dị tật về đường tiêu hóa như hẹp tá tràng, hẹp thực quản.
- Trẻ đột nhiên ói, khóc thét, bụng phồng lên, ưỡn bụng khi đang bú bình thường: Hiện tượng này thường gặp ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để kịp thời cấp cứu.
- Trẻ sơ sinh nôn trớ, giật mình, co giật khi ngủ: Biểu hiện này cho thấy trẻ bị thiếu canxi. Do đó, mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng, từ đó điều chỉnh bữa ăn phù hợp cho bé.
>>> Xem thêm:
- Chia sẻ cách chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh hiệu quả
- Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình mẹ phải làm sao?
Biện pháp xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Đầu tiên, khi trẻ bị nôn trớ, mẹ cần giữ bình tĩnh, không nên bế xốc người trẻ lên mà hãy để bé nằm nghiêng sang một bên. Tiếp theo, mẹ hãy nhẹ nhàng bế trẻ lên, dùng khăn lau miệng cho trẻ. Nếu trẻ bị ọc sữa lên mũi, hãy vệ sinh mũi và họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý theo thứ tự miệng trước mũi sau.
Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Để hạn chế hiện tượng trẻ bị nôn trớ, mẹ hãy chia nhỏ thời gian bú giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Cụ thể:
- Mẹ hãy cho bé bú ít lại, tăng số cữ bú để bé không bị thiếu sữa. Sau khi bú, mẹ hãy bế bé ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút.
- Không để trẻ đói quá rồi mới cho bú.
- Không gian cho trẻ bú cần yên tĩnh để bé tập trung bú đúng cách.
- Cho bé bú đúng tư thế để bé cảm thấy thoải mái nhất.
- Khi cho bé nằm, mẹ nên cho bé dùng gối chuyên dụng.
- Sau khi bú xong, bé cần được vỗ ợ hơi, mẹ không nên bế xốc trẻ lên để chơi đùa hay ép vào bụng trẻ.
- Nếu trẻ bú bình, tư thế tốt nhất là nghiêng một góc 45 độ, đồng thời dùng các loại núm vú đặc biệt tránh việc bé hít khí thừa quá nhiều.
- Nếu trẻ bú mẹ, mẹ cần kiểm soát tốc độ chảy của dòng sữa, giúp bé không bị ngập miệng.
Nếu đã áp dụng các cách trên mà hiện tượng trẻ ọc sữa vẫn không thuyên giảm, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất.
Như vậy, các mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, nôn trớ qua những thông tin chia sẻ trên đây. Mong rằng bài viết hữu ích với các mẹ!