Trẻ sơ sinh bị viêm phổi là tình trạng rất thường gặp. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Dưới đây là cách phát hiện các dấu hiệu và chăm sóc khi bé bị viêm phổi mà mẹ cần biết. Hãy cùng khám phá thôi nào!
- Cách làm gà nấu đông mềm ngon, đậm vị, chuẩn đưa cơm tại nhà!
- Cách làm ốc cà na cháy tỏi thơm ngon nức mũi và siêu lạ miệng, ăn là ghiền!
Nội dung bài viết
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây viêm phổi cho trẻ sơ sinh là các loại vi khuẩn, virus gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp và gây ra viêm phổi. Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi ngay khi lúc mới sinh, do trong quá trình sinh hít phải nước ối có nhiễm khuẩn, hoặc cũng có thể trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh không được đảm an toàn nên khiến trẻ bị nhiễm khuẩn từ môi trường, đồ dùng và dụng cụ chăm sóc.
Bên cạnh đó, một số trẻ sinh non thiếu cân, có đường thực quản dạ dày chưa hoàn thiện cũng thường dễ bị trào ngược dạ dày thực quản nên dẫn đến viêm phổi. Một số trẻ khác thì bị sặc sữa, nôn trớ khi bú mẹ rồi hít vào trong phổi cũng có thể gây viêm phổi. Ngoài ra, khi ủ ấm bé sai cách khiến bé quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến bé bị viêm phổi.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi rất nguy hiểm và có thể biến chứng nặng hơn các trẻ lớn. Bởi vì các dấu hiệu trẻ sơ sinh không đặc hiệu và điển hình nên mẹ không dễ nhận ra. Bên cạnh đó, đường hô hấp của bé cũng chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên bệnh dễ biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Từ đó, tình trạng viêm phổi của trẻ sơ sinh có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não, tràn mủ màng phổi… và ảnh hưởng tới tính mạng của bé.
Vậy đâu là những dấu hiệu mà mẹ cần nhận biết ngay từ đầu?
Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Các mẹ đều phải nắm rõ khi trẻ trơ sinh bị viêm phổi có biểu hiện gì để kịp thời phát hiện ra con mắc bệnh càng sớm càng tốt. Trẻ sơ sinh không có nhiều dấu hiệu đặc trưng như các trẻ lớn, tuy nhiên cũng có một số triệu chứng viêm phổi ở trẻ em để mẹ nhận biết. Đó là các dấu hiệu như sau:
- Trẻ bị sốt cao: Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng tại khoang phổi vì thế tất cả các dạng viêm phổi đều gây sốt. Trẻ sốt cao khoảng trên 38 độ có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên mẹ khi trẻ bị sốt mẹ cần theo dõi thật kỹ. Trẻ bị sốt thường kèm theo dấu hiệu đau nhức mỏi cơ bắp, bé sẽ biểu hiện bằng việc co chân, dỗi tay, cựa mình, giật mình bất thường. Nếu một số biện pháp làm mát và hạ sốt không hiệu quả thì mẹ cần cho trẻ tới cơ sở y tế ngay lập tức.
- Bé khó thở: Do phổi bị nhiễm trùng, bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus nên khiến phổi hoạt động với hiệu suất thấp và phổi cần hoạt động với tốc độ tăng cao hơn để đảm bảo mức oxy cần thiết cho cơ thể. Lúc này, bé thường thở nhanh, thở gấp hơn bình thường, có bé còn bị thở rít, thở khò khè do đờm vướng ở đường thở.
- Trẻ bị ho: Viêm phổi sẽ làm sản sinh ra các dịch nhầy trong khoang phổi của bé sơ sinh và tất nhiên là bé sẽ có phản xạ ho để đẩy các dịch nhầy này ra khỏi cơ thể. Trẻ có thể ho khan trong vài ngày đầu, sau đó là ho có dịch đờm. Đờm ban đầu màu trắng rồi chuyển dần sang màu xanh hoặc vàng. Đồng thời, dịch nhầy từ phổi cũng được đẩy ra qua đường mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở.
- Bé mệt mỏi, lười hoạt động: Trẻ sơ sinh bị viêm phổi sẽ mất nhiều sức lực để hít thở, virus tấn công cũng làm sức đề kháng của bé bị giảm xuống, bé thường mệt mỏi, nằm ngủ li bì, lười hoạt động, nếu thức dậy thì quấy khóc, bú ít.
Ngoài ra thì bé còn các triệu chứng khác như: môi bé nhợt nhạt, da bé xanh xao do phổi không lấy đủ oxy cho cơ thể. Bé cũng thường nôn trớ hoặc tiêu chảy khi bị viêm phổi. Mẹ cần đặc biệt lưu ý tới những triệu chứng trên đây nhé.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi thì cha mẹ cần phải xử lý như thế nào? Phải chăm sóc bé ra sao để bé mau khỏi bệnh? Đó là những điều mà cha mẹ nào cũng rất băn khoăn và cần được biết. Sau đây là những hướng dẫn để giúp mẹ chăm sóc bé sơ sinh bị viêm phổi:
1. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ
Sau khi tới cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán viêm phổi thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của trẻ. Mẹ tuyệt đối không được tự ý đi mua thuốc về cho bé uống khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi việc mẹ tự ý mua thuốc kháng sinh hay các loại thuốc khác về cho bé uống rất nguy hiểm.
Nếu bé phải nằm viện, mẹ cần tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bé gặp tình trạng viêm phổi nhẹ và không cần nằm viện thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc, cho bé ăn, uống để giúp bé nhanh phục hồi.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp để hạ sốt cho bé như chườm ấm, cho bé uống hạ sốt theo chỉ dẫn, vỗ lưng giúp bé long đờm, rửa mũi đúng cách để đẩy bớt dịch đờm trong mũi họng của bé ra.
2. Chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho bé
Bé sơ sinh còn bú mẹ nên chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc này ảnh hưởng trực tiếp tới sức đề kháng và khả năng phục hồi của bé. Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi thì mẹ nên ăn gì?
Mẹ vẫn cần ăn đầy đủ các bữa, đầy đủ các nhóm chất, uống nhiều nước, nước trái cây và ăn các món ăn giàu dinh dưỡng để cung cấp đủ nguồn sữa cho bé bú. Đồng thời, mẹ cũng nên cố gắng cho bé bú nhiều lần hơn vì khi bé sốt thường sẽ mất nước nhiều, nên bé cần phải tăng số lần bú để bù lượng nước đã mất.
3. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé
Nhiều mẹ đặt câu hỏi trẻ sơ sinh bị viêm phổi có tắm được không? Bởi vì nhiều mẹ cho rằng khi bé đang bị viêm phổi, kèm theo các triệu chứng là ho, sốt thì không nên tiếp xúc với nước nên không dám tắm cho con.
Tuy nhiên, các chuyên gia ý tế khuyên rằng, nếu bé không bị quá nặng thì mẹ vẫn có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm. Tuy nhiên thời gian tắm chỉ nên thực hiện trong khoảng 5 phút vì trẻ nhỏ dễ bị nhiễm lạnh. Trong quá trình tắm mẹ nên bật đèn sưởi, tắm ở phòng kín gió. Sau khi tắm xong thì cần dùng khăn mềm lau khô người cho trẻ và cho trẻ mặc quần áo luôn để giữ ấm.
4. Giữ ấm cho bé
Mẹ đảm bảo giữ đủ ấm cho bé, đặc biệt và vùng chân, ngực, bụng. Tuy nhiên, không nên ủ ấm bé quá kỹ, nhất là trong mùa đông cũng không nên quấn bé trong quá nhiều lớp quần, áo, chăn ủ, mà nên cho bé ở trong phòng kín gió, thoáng đãng. Vì nếu nóng quá bé sẽ ra nhiều mồ hôi, mồ hôi thấm ngược trở lại làm cho tình trạng viêm phổi của bé nghiêm trọng hơn.
5. Đảm bảo vệ sinh trong quá trình chăm sóc bé
Cha mẹ, người chăm sóc bé cần phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé, trước khi cho bé ăn, khi bế bé… đều đảm bảo tay sạch sẽ để tránh làm lây nhiễm thêm virus, vi khuẩn cho bé. Các dụng cụ như bình sữa, thìa, muỗng, cốc dùng để cho bé ăn uống cũng cần được khử trùng sạch sẽ.
Tóm lại, trẻ sơ sinh bị viêm phổi là tình trạng thường gặp, tuy nhiên nếu mẹ biết cách chăm sóc cho bé tốt và tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ thì bệnh của bé sẽ nhanh chóng khỏi và không lo về giai đoạn biến chứng. Hy vọng với với những thông tin trên đây, các mẹ sẽ biết chú ý nâng cao sức đề kháng cho bé và biết cách giữ ấm, vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ để tránh tái phát nhé! Chúc các bé của chúng ta luôn mạnh khỏe và mau ăn chóng lớn!