Ăn dặm là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước ngoặt và sự phát triển của bé sau này. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày.
- Nước dashi dùng để làm gì? Cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm
- Chi tiết thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi
Nội dung bài viết
Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đánh dấu bước ngoặt và cũng quyết định sự phát triển của bé sau này. Ngoài việc lựa chọn những món đủ chất, cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cho bé, vấn đề bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày cũng đóng vai trò lớn giúp bé hấp thụ tối đa. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết để mẹ cho bé ăn dặm hợp lý.
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày đúng chuẩn?
Trên thực tế, trong giai đoạn bé ăn dặm, thì bé vẫn bú mẹ. Bởi vậy, thời gian ăn dặm có thể linh động, không nên quá cứng nhắc. Thời gian biểu các bữa ăn dặm của bé cũng phụ thuộc vào nhu cầu và thể trạng của từng bé. Với những bé biếng ăn, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều bữa như vậy sẽ làm trẻ sợ ăn.
Đối với từng loại thực phẩm ăn dặm, thời gian để hệ tiêu hóa của bé hoạt động và hấp thụ hết sẽ khác nhau. Mẹ cần căn cứ vào thời gian tiêu hóa để lên lịch ăn dặm cho bé cho phù hợp:
- Với sữa mẹ, thời gian tiêu hóa là 1 - 2h,
- Với sữa công thức, thời gian để tiêu hóa là 2 - 3h.
- Đối với đồ ăn thông thường, thì thời gian tiêu hóa mất khoảng 4 - 5 tiếng.
- Với đồ ăn nhẹ, thời gian tiêu hóa cần 3 - 4h.
- Đối với đồ ăn chứa dầu, mỡ sẽ cần khoảng 5 - 6 giờ đồng hồ để tiêu hóa hết.
Dựa vào các thông tin về thời gian tiêu hóa các món ăn, mẹ có thể phân chia thời gian giữa các bữa ăn của trẻ để đảm bảo bé có thể tiêu hóa hết các thực phẩm.
Thời gian biểu cho bé ăn dặm chia theo tháng tuổi
Ở mỗi độ tuổi, khả năng tiêu hóa và hấp thụ của bé khác nhau. Mẹ nên căn cứ cả vào độ tuổi để lên lịch cho bé ăn dặm.
Đối với trẻ 6 tháng tuổi
Đây là độ tuổi bé bắt đầu làm quen với đồ ăn. Mẹ nên cho bé ăn 1-2 bữa một ngày, xen kẽ với bú sữa mẹ. Mẹ có thể tham khảo bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày dưới đây:
- 6h sáng: Mẹ cho bé bú sữa hoặc uống sữa công thức sau khi thức dậy.
- 9 sáng: Mẹ cho bé bú sữa hoặc uống sữa công thức.
- 11h trưa: Mẹ cho bé ăn bột loãng nấu với rau củ nghiền mịn.
- 14h: Mẹ cho bé bú hoặc uống sữa công thức.
- 18h: Mẹ cho bé bú hoặc uống sữa công thức.
- Trước khi bé đi ngủ: Mẹ cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
Đối với trẻ 7 tháng tuổi
Với trẻ 7 tháng tuổi, mẹ có thể thêm vào thực đơn một số thực phẩm để bổ sung đạm, chất béo và vitamin. Giờ ăn khoa học cho bé có thể tham khảo như sau:
- 6h sáng: Mẹ cho bé bú hoặc uống sữa công thức.
- 9h sáng: Mẹ cho bé ăn dặm với bột hoặc cháo loãng nấu với hải sản.
- 11h trưa: Cho bé ăn nhẹ với trái cây loại mềm nghiền mịn, sữa chua.
- 15h chiều: Mẹ cho bé bú hoặc uống sữa công thức.
- 18h tối: ăn dặm với bột nấu với rau củ.
- Trước khi bé ngủ: Mẹ cho bé bú hoặc uống sữa công thức.
Đối với trẻ 9 - 10 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, mẹ có thể bắt đầu tăng cường nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé từ bữa chính cho tới bữa phụ. Thực đơn hàng ngày cũng cần đủ các nhóm chất như: Tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Nên cho trẻ ăn dặm vào lúc mấy giờ? Với trẻ 9 - 10 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo thực đơn sau:
- 6h sáng: Mẹ cho bé bú hoặc uống sữa công thức sau khi ngủ dậy.
- 9h sáng: Mẹ cho bé ăn cháo hoặc bột nấu với rau củ, thịt hoặc hải sản.
- 12h trưa: Mẹ cho bé ăn dặm với cơm nát kèm với thức ăn như rau củ xay mềm hoặc hầm nhừ.
- 14h chiều: Mẹ cho bé ăn trái cây mềm, món ăn nhẹ hoặc sữa chua.
- 18h tối: Mẹ cho bé ăn tối với cháo hoặc bột loãng.
- Trước khi đi ngủ: Mẹ cho bé bú hoặc uống sữa công thức.
Những lưu ý khi xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm
Để cho bé ăn dặm đúng cách, mẹ cần lưu ý:
- Giảm số lần bú của bé để thay thế và xen kẽ bằng các bữa ăn dặm, cho bé làm quen với một số loại thực phẩm.
- Đa dạng các loại thực phẩm để bé không bị ngán.
- Mốc thời gian giữa các bữa mẹ nên chia đều và căn cứ vào thời gian tiêu hóa của thực phẩm và thể trạng của bé.
- Mẹ nên linh hoạt về thời gian để bé có thể thoải mái khi ăn dặm.
- Cho bé ăn dặm từ từ, bắt đầu từ số lượng thực phẩm ít sau đó tăng dần lên theo thời gian. Mẹ không nên cho bé ăn quá no mà nên kích thích khẩu bị của bé từ từ.
Trên đây là bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày đúng chuẩn dinh dưỡng. Mẹ hãy lưu ý về thời gian tiêu hóa của thức ăn và cách áp dụng thời gian biểu hợp lý với độ tuổi của bé. Ngoài ra, mẹ hãy linh hoạt trong khi cho bé ăn dặm để bé dễ hấp thụ thức ăn nhất.