Nhiều người cho rằng mang thai ăn mít sẽ không tốt gây ảnh hưởng tới thai nhi, nguy hiểm hơn là sảy thai. Vậy thực chất bà bầu ăn mít có tốt không?
Nội dung bài viết
Bà bầu ăn mít có tốt không? Bà bầu ăn mít có sao không? Đó là những câu hỏi mà nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc bởi nhiều chị em cực kỳ khoái loại trái cây này. Lâu nay, các chị em vẫn truyền tai nhau rằng bà bầu thì không nên ăn mít bởi nó có thể khiến bạn sảy thai. Vậy thực hư có đúng như thế? Ăn mít có tốt cho bà bầu không? Cùng theo dõi bài viết sau.
Giá trị dinh dưỡng trong quả mít
Cứ 165g mít sẽ cung cấp 155 calo. Mít chứa chất xơ và một số loại khoáng chất, vitamin, các chất chống oxy hóa như carotenoids, vitamin C, flavonoids,… giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch. Các loại vitamin C, vitamin A có trong mít giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Mít có mùi thơm ngào ngạt, vị ngọt. Và có thể dễ dàng kết hợp mít với một số loại trái cây để tạo nên những món tráng miệng hấp dẫn ngày hè.
Bà bầu ăn mít có tốt không?
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn ăn được mít. Có thể khẳng định rằng mít là loại trái cây cực tốt cho bà bầu bởi hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào như vitamin B6, riboflavin, niacin và axit folic. Hãy cùng xem bà bầu ăn mít có tác dụng gì nhé.
Tăng cường sức khỏe cho cơ thể mẹ bầu
Như có đề cập ở trên, mít có chứa lượng lớn vitamin C, góp phần hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus.
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong mít còn giúp ngăn ngừa chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, nó giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt, ngăn ngừa viêm loét dạ dày, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.
Trong 100g mít có chứa 303 mg kali. Do đó, việc thường xuyên ăn mít sẽ giúp mẹ bầu ổn định mức huyết áp. Mít chính là thực phẩm cực kỳ tốt cho những phụ nữ mang thai có tiền sử huyết áp cao. Và đặc biệt là các mẹ bầu mắc bệnh tim, giảm nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng tới mẹ và con.
Tốt cho em bé trong bụng
Vitamin A trong mít có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Bên cạnh đó, nó còn giúp em bé trong bụng phát triển các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh và hệ xương.
Khi mang thai, nồng độ hormone hCG trong cơ thể mẹ bầu tăng cao, từ đó nguy cơ rối loạn tuyến giáp cũng tăng theo. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, việc mẹ bầu thường xuyên ăn mít sẽ giúp duy trì tuyến giáp hoạt động bình thường. Từ đó, mẹ bầu không còn phải lo lắng về nguy cơ tuyến giáp bị rối loạn nữa.
Giảm thiếu máu, giảm stress
Mít có chứa hàm lượng magie khá cao, hỗ trợ cơ thể một cách đắc lực trong việc hấp thụ canxi. Bên cạnh magie, mít còn chứa nhiều sắt, giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, ăn mít nhiều cũng có thể giúp bà bầu giảm stress trong quá trình mang thai. Nghe hơi lạ nhưng đúng vậy, mít giúp bà bầu điều tiết và kiểm soát hormone trong thai kỳ, cân bằng nội tiết và giúp mẹ bầu ít căng thẳng hơn.
Ăn nhiều mít có tốt cho bà bầu không?
Việc bà bầu ăn nhiều mít hay bà bầu ăn mít thường xuyên có tốt không là vấn đề mà nhiều phụ nữ mang thai trăn trở vì lỡ nghiện mít.
Hàm lượng đường trong mít khá cao, có thể khiến mẹ bầu bị nóng trong sau khi ăn. Đặc biệt, với những bà bầu thừa cân thì không nên ăn nhiều mít. Để tốt nhất cho cả mẹ bầu và thai nhi, các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải mít, mỗi ngày khoảng 80-100gr mít là tốt nhất. Chú ý nhai kỹ khi ăn mít và không nên ăn mít vào lúc chiều tối.
Việc ăn quá nhiều mít có thể khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, đau bụng bởi hàm lượng chất xơ quá cao không chuyển hóa hết được.
>>> Xem thêm:
- Bà bầu ăn hạt dẻ có tốt không?
- Bà bầu ăn dâu tây có tốt không?
Những trường hợp bầu không nên ăn mít
- Nếu mẹ bầu bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì nên tránh xa mít. Những mẹ bị béo phì, thừa cân cũng không nên ăn mít. Lý do là bởi mí chứa nhiều đường. Các mẹ bầu nếu muốn ăn mít thì chỉ nên ăn sau khi ăn cơm 2-3 tiếng.
- Ăn mít lúc đói có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Mẹ có thể trộn mít cùng sữa chua hoặc yến mạch để giúp tăng vị giác, vừa tốt cho sức khỏe.
- Nếu bà bầu dễ bị dị ứng hoặc mắc chứng rối loạn đông máu, tuyệt đối không nên ăn mít, bởi mít có thể khiến tình trạng càng trở nên nặng hơn.
- Những ai muốn mang thai không nên ăn mít bởi mít có chứa chất ức chế và giảm ham muốn tình dục.
Qua bài viết, mong rằng bạn đã biết được “Bà bầu ăn mít có tốt không?”. Thực tế chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra ăn mít có thể gây sảy thai. Chỉ cần mẹ ăn mít vừa phải và tránh các trường hợp nêu trên là an toàn.