Các cha mẹ dù vô tình hay cố tình cũng thường có xu hướng đòi hỏi quá nhiều ở con.
- Cứ ngỡ đời 'sang trang' khi cưới vợ mới trẻ đẹp, ai ngờ hành động của cô gần ngày cưới khiến tôi 'độn thổ'
- Cô gái quyết từ bỏ công việc 'lương nghìn đô' để làm nghề bị coi là 'chẳng ra làm sao'
Ngay cả khi từng có một tuổi thơ nổi loạn, chống đối hầu hết những yêu cầu của cha mẹ, chúng ta vẫn có xu hướng mắc sai lầm tương tự khi làm cha mẹ và đặt những kỳ vọng phi thực tế, không thể đạt được đối với con cái.
Dưới đây là một số kỳ vọng viển vông mà chúng ta không nên áp đặt lên con cái.
1. Hoàn hảo ở nhà và ở trường lớp
Dù là trẻ con hay người lớn thì trở nên hoàn hảo chỉ là một ảo tưởng.
Không một ai có thể không bao giờ mắc sai lầm. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, nếu bạn muốn con phát triển và tự tin trong cuộc sống thì việc kỳ vọng con luôn đứng đầu lớp, luôn hoàn hảo trong mọi hoạt động hàng ngày chỉ là điều viển vông.
2. Luôn vui vẻ
Trẻ con cũng có thể có những ngày tâm trạng xấu. Rất nhiều yếu tố có thể thay đổi tâm trạng của trẻ, ví dụ do con mâu thuẫn với bạn bè, tranh cãi với giáo viên.
Do đó, kỳ vọng con lúc nào cũng có tâm trạng tốt là một sự đòi hỏi quá mức.
3. Biết ơn vì tất cả mọi thứ
Là cha mẹ, chắc chắn bạn đã cố gắng chu cấp cho con tất cả nhu cầu trong cuộc sống.
Tuy nhiên nếu bạn luôn mong đợi con biết ơn vì điều đó thì bạn đang mắc sai lầm trong nuôi dạy con.
Thay vào đó, hãy dạy con biết khiêm tốn và làm gương cho con hiểu được giá trị của lao động vất vả,
Dần dần, con sẽ nhận ra những công sức, nỗ lực bạn đã dành cho con.
4. Không bao giờ nói dối
Bạn có còn nhớ những lần mình từng nói dối cha mẹ khi còn bé? Chúng ta không thể tránh khỏi những lúc như vậy, đúng không.
Vậy thì tương tự, chúng ta không thể kỳ vọng con cái luôn trung thực trong mọi tình huống.
Tất nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không nên kiểm tra con nếu phát hiện con nói dối.
Tuy nhiên đừng ôm kỳ vọng quá lớn vì điều đó có thể làm bạn thất vọng.
5. Không bao giờ mắc sai lầm
Nếu người lớn đã trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm hơn vẫn dễ mắc sai lầm, thì làm sao chúng ta có thể kỳ vọng trẻ con không bao giờ mắc lỗi?
Thay vì chê bai con khi con mắc sai lầm, hãy yêu cầu con rút kinh nghiêm từ sai lầm đó.
Hãy để con đón nhận bản chất có khuyết điểm của mình và yêu con vì chính con.
(Theo Times of India)