Nếu đang có kế hoạch sinh con, các mẹ nhất định không được bỏ qua 4 việc làm quan trọng này để có thai kỳ tốt đẹp, con sinh ra thông minh và khỏe mạnh.
- 6 biểu hiện chứng tỏ trẻ dần trở nên tự ti, cha mẹ nên can thiệp kịp thời
- Những điều mẹ bỉm cần lưu ý trong tháng đầu ở cữ, mẹ nên biết để giúp sức khỏe nhanh hồi phục
Quá trình chuẩn bị cho việc mang thai không phải là một điều dễ dàng. Ngoại trừ trường hợp mang thai ngoài ý muốn, nếu có kế hoạch mang thai, phụ nữ phải lưu ý đến những điều cực kỳ quan trọng sau.
Tiêm phòng trước khi mang thai
Trong thai kỳ, sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu khá yếu, chính vì thế rất dễ mắc phải một số căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự an toàn của thai nhi như: cảm cúm, thủy đậu, sốt,…. Trong khi đó, khi mang thai, mẹ bầu hầu như không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa bệnh bởi nó sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi.
Cách tốt nhất trong tình huống này là phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ đứa con của mình khỏe mạnh trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Nên đi khám sức khỏe tổng quát
Để chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai, trước hết bạn nên bắt đầu đi khám tiền sản. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của vợ chồng bạn và gia đình hai bên, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng… Ngoài ra, bạn cũng phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn bị đái tháo đường, hen suyễn, huyết áp cao hay đau răng. Các chứng bệnh này cần phải được kiểm soát trước khi mang thai, vì phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc kháng sinh.
Dừng các phương pháp ngừa thai
Ngưng sử dụng các loại thuốc tránh thai một vài tháng trước khi cố gắng mang thai. Điều này giúp bạn xác định được chu kỳ bình thường của mình có bao nhiêu ngày. Từ đó, bạn có thể tìm ra thời điểm trứng rụng, cơ hội thụ thai cao nhất trong tháng.
Tạm biệt rượu và thuốc lá (nếu có) trước khi mang thai
Đối với đàn ông, uống rượu quá mức có thể làm ảnh hưởng khả năng sinh sản và làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới.
Còn hút thuốc, thậm chí là hút thuốc thụ động làm ảnh hưởng chất lượng trứng và tinh trùng, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai… Chính vì vậy khi cả vợ và chồng đang có ý định mang thai thì nên giảm dần và ngừng hẳn khi bắt đầu mang thai.