Bưởi là loại trái cây được khuyến khích sử dụng hàng ngày vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên trong nhiều trường hợp lại được khuyến cáo không nên ăn.
- Nước luộc rau muống vừa bắc xuống bếp đã chuyển màu xanh đen: Nên ăn hay đổ đi? Câu trả lời của chuyên gia khiến chị em nội trợ ngỡ ngàng
- Sự thật về lớp bọt nổi lên khi nấu ăn! Đâu là loại bọt nên giữ lại và cần vớt bỏ?
Theo nghiên cứu phát hiện, bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, viatamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể.
Không chỉ ruột bưởi mà vỏ bưởi cũng chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não.
Thường xuyên ăn bưởi, có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, có công dụng giúp giảm béo. Đây là lý do nhiều người muốn giảm cân thường dùng bưởi. Họ chọn cách sáng dậy điểm tâm bằng một trái bưởi, rồi ăn trưa cũng bằng bưởi để giảm mỡ trắng, giữ eo thon cho cơ thể.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì cách này không nên lạm dụng, ít nhất là đối với người có nguy cơ đau dạ dày. Bởi trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%. Vì thế, ăn vào buổi sáng lúc bụng đang đói, chất acid có thể sẽ làm tổn hại cho dạ dày của bạn.
Thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong để việc tiêu hóa tốt hơn. Vào những thời điểm khác trong ngày, bạn cũng có thể ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi nhưng cần đảm bảo là không ăn bưởi lúc đói.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo không ăn bưởi trong các trường hợp sau:
Người đang dùng thuốc
Trong trái bưởi chứa thành phần furanocoumarin, khi kết hợp với 1 số loại thuốc sinh ra các phản ứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không nên ăn bưởi khi đang dùng 6 loại thuốc sau: Đó là thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống động kinh.
Ngoài ra, từng ghi nhận có 1 vài trường hợp bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng đã bị ngộ độc vì ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi. Cụ thể, triệu chứng nhẹ thì đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim… còn nếu nghiêm trọng còn có thể dẫn đến đột tử. Vì vậy, tốt nhất khi đang uống thuốc chữa bệnh, bạn hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ về việc nên và không nên sử dụng loại trái cây nào để tránh gây ngộ độc cho cơ thể.
Người đang mắc bệnh về tiêu hóa
Bưởi tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bưởi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa acid, các chất hữu cơ làm tăng acid trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
Người đang uống rượu, hút thuốc lá
Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi. Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450). Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc là và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường đặc biệt là chất nicotin và ethanol.
Người đang bị dạ dày, tá tràng
Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.