Trứng có bề ngoài khác lạ như vỏ có đốm nâu, vết sần liệu có ăn được hay không? Những đốm nâu, vết sần đó là gì? Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu trong bài viết này nhé.
- Không chỉ dùng để giặt sạch quần áo, 4 công dụng vô cùng tuyệt vời từ bột giặt khiến hội chị em xuýt xoa giá như biết sớm hơn
- 3 mẹo cực đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu nghiệm, giúp bạn ăn dứa nhưng không bị rát lưỡi
Đốm nâu, vết sần trên vỏ trứng là gì?
Theo Reader's Digest, những đốm đen này được tạo ra trong quá trình trứng di chuyển qua ống dẫn trứng và tạo vỏ. Trong quá trình này, trứng sẽ lăn chậm dọc theo ống dẫn trứng. Nếu lăn quá chậm, nó có thể hình thành các đốm nâu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp những quả trứng có nốt sần chứ không trơn nhẵn hoàn toàn. Điều này cũng xảy ra trong quá trình trứng đi qua ống dẫn trứng.
Các nốt sần này là những cục vôi hóa do lắng đọng canxi trên vỏ trứng, thường xuất hiện ở những con gà mái già hoặc gà mái non không nhận đủ chất dinh dưỡng. Khi đó, canxi được giải phóng và kết thành những nốt sần trên lớp vỏ.
Trứng có đốm nâu, vết sần trên vỏ có ăn được không?
Câu trả lời là có.
Bạn không cần phải bỏ những quả trứng có đốm nâu hay nốt sần trên vỏ đi vì chúng vẫn an toàn.
An toàn nhất là phải để trứng chín kỹ trước khi ăn, nhằm diệt vi khuẩn salmonella - tên của một nhóm vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, nếu bạn thấy mặt trong vỏ trứng có những đốm màu đen hoặc xanh lá thì có thể trứng đã bị nhiễm khuẩn và bạn nên bỏ đi.
Trứng gà mua về nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 3 tuần.
Ngay cả khi bạn không thấy có đốm nâu nào bên trong trứng khi đập vỏ ra, bạn cũng cần đảm bảo giữ vệ sinh trong quá trình chế biến: rửa tay, vệ sinh dụng cụ nấu nướng,...
Nên nấu trứng cho đến khi lòng đỏ rắn lại để đảm bảo trứng được chín kỹ.