Trứng là nguồn cung cấp các loại vitamin, protein và một số dưỡng chất thiết yếu. Việc ăn trứng luộc lại là cách đơn giản giúp giữ được nguồn dinh dưỡng lành mạnh nhất.
- Chẳng cần chất hóa học, đánh bay vết rỉ sét, oxy hóa chỉ bằng nguyên liệu nhà nào cũng có
- Hàng nghìn lít mật ong giả vừa bị phát hiện, 3 cách thử mật ong rất đơn giản mà hiệu quả khi mua để phân biệt là mật ong thật hay giả
Một quả trứng có cấu tạo gồm 4 phần từ trong ra ngoài gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ mỏng và lớp vỏ bọc ngoài. Trứng là loại thực phẩm giàu protein, vitamin và các chất khoáng tốt cho cơ thể. Giá trị dinh dưỡng của trứng so với sữa là 84,5%, so với cá là 76% và với thịt bò là 74%. Theo nghiên cứu, các thành phần dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng. Lòng trắng có chứa chủ yếu là nước, ngoài ra còn có khoảng 10% là đạm và chất khoáng.
Trứng gà còn có chứa chất béo lecithin là nguồn chất béo tham gia vào thành phần tế bào và dịch thể của các tổ chức, đặc biệt là não bộ. Ngoài ra chất này còn điều hòa lượng Cholesterol có trong máu, hạn chế quá trình tổng hợp cũng như bài tiết Cholesterol ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, lòng đỏ còn chứa các vitamin và chất khoáng như B1, B6, A, D, K và kẽm, đồng, mangan, iod,…
Với nguồn dưỡng chất đa dạng như trên có thể thấy là một loại thực phẩm cần thiết và cân đối dinh dưỡng cho cơ thể, phù hợp với nhiều đối tượng cả trẻ em và người già.
Cách luộc trứng tươi, dễ bóc vỏ
- Luộc trứng bỏ thêm chút muối
Nếu như bạn chưa biết thì hãy học ngay cách luộc trứng này nhé bởi đây là một mẹo vặt dân gian rất đơn giản. Chỉ cần cho khoảng 1 thìa cà phê muối vào khi luộc trứng thì vỏ trứng sẽ rất dễ bóc ra mà không gặp cản trở gì hết. Đồng thời, luộc trứng bằng muối còn giúp trứng chín đều đậm vị hơn khi ăn.
- Cho chanh vào khi luộc trứng
Một trong những kinh nghiệm luộc trứng là hãy bỏ chút nước cốt chanh vào trong nước luộc trứng. Bạn chỉ cần cho vài lát chanh trong quá trình luộc, và khi trứng chín bạn thử tách vỏ thử xem, trứng sẽ dễ dàng lột vỏ, không lo bị dính. Ngoài ra, phần lòng đỏ và lòng trắng chín đều không bị vỡ nát.
- Cho giấm vào khi luộc trứng
Tương tự như chanh, bạn có thể bỏ vào giọt giấm vào trong khi luộc trứng giúp trứng chín đều và dễ dàng bóc vỏ.
Cách làm: Khi luộc trứng bạn hãy thêm 1 thìa cà phê giấm ăn vào nồi rồi khuấy đều trong vài phút thì có thể bóc vỏ trứng luộc rất dễ dàng.
- Cách lột vỏ trứng gà nhanh
Bước 1: Trước tiên bạn hãy cho một nồi nước lên bếp, đợi nước sôi sủi tăm thì bạn cho trứng vào. Tiếp sau đó, bạn hãy cho khoảng 1 thìa cà phê muối, 4 lát chanh rồi đảo đều. Sau khi bạn thấy nước sôi 5-7 phút thì bạn tắt bếp, đóng nắp nồi lại và bạn hãy ủ thêm 10-12 phút nữa.
Bước 2: Sau khi ủ trứng xong thì bạn vớt tô nước đá, và bóc trứng như bình thường. Trứng rất dễ lột vỏ.
Thời gian luộc trứng chín
Thực tế, để luộc trứng đúng cách, bạn cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản.
- Phải để nước ngập cao hơn trứng trong nồi khoảng 3cm.
- Khi luộc, nên đậy vung sẽ giúp trứng chín nhanh hơn.
- Nếu nước đã sôi già, nên giảm lửa (để lửa vừa) để trứng không bị nẩy mạnh trong nồi, gây nứt vỡ.
Để trứng luộc ngon và đảm bảo dinh dưỡng nhất, bạn nên đun trong 5 phút. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sở thích của mỗi người, bạn có thể theo dõi thời gian tắt bếp, cụ thể:
- 3 phút, lòng trắng trứng vừa đặc lại, lòng đỏ trứng sẽ ở trạng thái lòng đào.
- 5 phút: Lòng đỏ bắt đầu đặc sệt lại.
- 7 phút: Lòng trắng chín và cứng, lòng đỏ chín nhưng vẫn có màu hồng bên trong.
- 9 phút: Trứng chín tới.
- 11 phút: Trứng chín hẳn và lòng đỏ chuyển vàng.
Trứng luộc ăn khi vừa nấu, còn nóng là ngon nhất. Tuy nhiên nếu không ăn hết, bạn hoàn toàn có thể bảo quản nó ở tủ lạnh trong vòng 4-5 ngày với điều kiện là lưu trữ đúng cách. Lưu ý, khi bảo quản trứng luộc, nên bóc vỏ vì trứng không bóc vỏ để nhiều ngày sẽ dễ bị dai và khô. Sau khi bóc, bạn bỏ trứng vào bát, phủ một lớp khăn giấy ướt, sau đó đậy kín lại bằng đĩa hoặc bọc màng bọc thực phẩm. Bạn nên thay khăn giấy ướt hằng ngày để trứng không bị khô.
Cách chọn trứng sạch và tươi
- Vỏ trứng: Nếu để ý kỹ sẽ thấy, trứng mới, tốt thì thường vỏ ngoài có lớp phấn mỏng màu trắng. Còn nếu vỏ quá nhẵn bóng, sáng, hoặc có cảm giác là có vết rạn nứt là trứng gà để lâu trong ổ, kém chất lượng. Khi sờ vào vỏ trứng, trứng tươi thường có cảm giác hơi ram ráp và nặng tay. Ngược lại là trứng kém.
- Soi: Cầm quả trứng gà soi qua bóng đèn, hoặc dùng một quyển vở hay tờ báo cuộn lại, soi trứng dưới ánh sáng mặt trời, nếu thấy buồng khí của trứng còn nhỏ, lòng đỏ không di động, lòng trắng trong suốt có màu cam đỏ và hồng nhạt, lòng đỏ tròn và nằm ở giữa hoàn chỉnh là trứng tươi, còn mới. Còn trứng cũ để lâu ngày khi soi, thường thấy có màu đỏ với nhiều đường vân, đường bao quanh di động và khoảng trống của buồng khí lớn.
- Lắc nhẹ: Cầm quả trứng để lên tai và khẽ lắc nhẹ, nếu có tiếng động là trứng kém, để lâu ngày. Nếu không cần nghe mà lắc thấy trứng chuyển động mạnh là trứng hỏng, trứng gà đang ấp dở…
Khi chọn trứng, nếu có thể, nên dùng dung dịch muối 10% để thả trứng vào, nếu thấy trứng chìm xuống đáy bình nước đó thì là trứng mới đẻ trong ngày. Nếu trứng nổi trên mặt nước tức là trứng đã đẻ quá 5 ngày. Hoặc có thể cầm quả trứng giữa 2 ngón tay trỏ và cái, lắc nhẹ nếu trứng mới đẻ thì sẽ không kêu, còn nếu đẻ lâu sẽ có tiếng kêu.
Ăn bao nhiêu trứng là đủ?
Theo như các khuyến cáo trên có thể thấy, lượng Cholesterol có trong trứng gà là 470 mg và trứng vịt là 844 mg khi được đưa vào cơ thể có sự chênh lệch lớn so với nhu cầu. Các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo, cơ thể một người trưởng thành không nên hấp thụ hơn 300mg Cholesterol trong một ngày. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên ăn quá 2 lòng đỏ trong 1 ngày, không ăn quá 3 lòng đỏ trong 1 tuần.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên ăn trứng gà thay vì trứng vịt sẽ có thể cung cấp đủ dưỡng chất và hạn chế lượng Cholesterol đưa vào cơ thể. Khi sử dụng trứng gia cầm trong chế biến thì nên hạn chế lòng đỏ, tăng lòng trắng trứng sẽ tốt hơn cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng lòng trắng thoải mái vì không chứa Cholesterol và cần thiết cho sự phát triển cũng như hoạt động của cơ bắp.
Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà lượng trứng đưa vào cơ thể cũng khác nhau.
- Người trưởng thành nên ăn 3 - 4 quả/1 tuần.
- Trẻ em 6 - 7 tháng tuổi chỉ nên ăn 0,5 quả/1 bữa, 2 - 3 quả/ 1 tuần.
- Trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi nên ăn 1 quả/1 bữa, 1 tuần tối đa 3 quả.
- Trẻ 1 - 2 tuổi nên ăn cả lòng đỏ và lòng trắng tối đa 4 quả/1 tuần.
- Trẻ trên 2 tuổi có thể ăn tối đa 6 trứng/1 tuần, tuy nhiên chỉ nên cho bé ăn dưới 5 quả sẽ tốt hơn.