Bạn đã bao giờ thắc mắc, vì sao vách ngăn ở giữa, chia nồi lẩu làm 2 phần lại được uốn cong chưa?
- Cách nấu lẩu Thái chuẩn vị ngon ngọt đậm đà xuýt xoa sướng miệng
- Cách nấu lẩu cá bớp măng chua ngon đậm đà cả nhà đều mê
Lẩu là món ăn vô cùng quen thuộc và được nhiều người lựa chọn vì thơm ngon, hấp dẫn, phong phú các loại thực phẩm. Khi đi ăn lẩu, ở một số nhà hàng thường chia nồi lẩu làm 2 nửa, 1 nửa cay và một nửa ít cay để tùy vào khẩu vị của người ăn mà thưởng thức.
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao vách ngăn chia nồi lẩu làm 2 phần lại được uốn cong chưa? Nhiều người cho rằng việc uốn cong như vậy khiến nồi lẩu trông đẹp, hấp dẫn hơn. Quả thật việc uốn cong vách ngăn đem lại giá trị thẩm mỹ nhất định. Nó thường được tạo hình chữ S khiến người ăn có cảm nhận nồi lẩu ngon, mềm mại, dù là ngăn cách nhưng vẫn có sự hòa quyện hương vị bên trong.
Thế nhưng đây không phải là lý do chính. Điều quan trọng mà người thiết kế nồi lẩu muốn hướng đến chính là độ giãn nở vì nhiệt của nồi lẩu khi đang trong quá trình được làm nóng.
Các nồi lẩu phần lớn đều được làm từ kim loại (một số làm bằng đất, sứ...), vì thế có độ giãn nở vì nhiệt rất mạnh. Khi gặp nóng, kim loại sẽ nở giãn ra. Nếu sử dụng nồi có vách ngăn thẳng thì các mối hàn ở vách ngăn gặp nhiệt độ cao có thể gây ra trường hợp bị nứt, khiến nồi càng nhanh hỏng. Đặc biệt, đang ăn lẩu nóng mà chẳng may nồi lẩu bị hỏng như vậy, bị dò nước lẩu ra ngoài có thể gây bỏng cho người ăn.
Do đó, vách ngăn thường được thiết kế có hình dạng cong, để nhiệt độ làm nóng nồi đồng đều hơn, nồi lẩu cũng được sử dụng lâu bền hơn rất nhiều. Dĩ nhiên nó cũng đem lại hiệu quả an toàn cho người thưởng thức.