Dân mạng rầm rộ rủ nhau đi luộc đũa, luộc thớt trước thềm năm mới Giáp Thìn, tác dụng thật sự là gì?

Mẹo vặt trong bếp 03/01/2024 05:00

Nhiều bà nội trợ đang xôn xao với phương pháp luộc đũa, thớt. Theo một số cư dân mạng, đây là mẹo dân gian được ông bà truyền lại từ xa xưa. Thực hư thế nào?

Dẫn tin từ Sức khoẻ Đời sống, theo các clip trên mạng xã hội, luộc đũa giúp tiêu diệt tận gốc các loại vi khuẩn và mùi hôi do nấm mốc bám trên đồ gỗ. Nhiều chị em nội trợ cũng đồng tình với cách làm như thế này vì đây là cách dân gian từ thời xa xưa ông bà truyền lại. Tuy nhiên, khi luộc đũa trong nồi nước sôi khoảng mấy phút thì nước lại ra màu đỏ nâu khiến nhiều người hoang mang.

Dân mạng rầm rộ rủ nhau đi luộc đũa, luộc thớt trước thềm năm mới Giáp Thìn, tác dụng thật sự là gì? - Ảnh 1
Chị em kháo nhau phương pháp luộc đũa để trừ nấm mốc

Trên mạng xã hội Tiktok, tài khoản H.M chia sẻ, thấy nhiều người hướng dẫn làm sạch đũa bằng cách luộc với nước, khi đun được 5 phút bắt đầu thấy nước có màu đỏ nên cảm thấy sợ và đã vứt đũa đi. Thế nhưng ngay dưới bình luận, nhiều người lại bày tỏ quan điểm rằng đây là lớp sơn chống mốc, khi luộc lên như thế sẽ làm mất lớp sơn khiến đũa bị mốc hơn. Nhiều người lại tỏ ra lo lắng vì sợ lớp sơn này có hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình khi sử dụng.

Dân mạng rầm rộ rủ nhau đi luộc đũa, luộc thớt trước thềm năm mới Giáp Thìn, tác dụng thật sự là gì? - Ảnh 2
Nước luộc đũa chuyển màu khiến nhiều người lo lắng

Theo tiến sĩ Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trên đũa gỗ công nghiệp ít nhiều được sơn một lớp bảo vệ chống ẩm mốc. Trong quá trình luộc sơn dầu bị tách ra hòa với nước khiến cho nước đổi màu sang nâu đỏ và nổi ít váng.

Đũa gỗ là sự lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình người Việt, tuy nhiên nhiều người không quan tâm đến việc bảo quản đũa gỗ đúng cách khiến nó trở thành nguồn lây bệnh tiềm ẩn trong bữa cơm hàng ngày.

Khi sử dụng đũa gỗ hàng ngày, mọi người đều phải quan sát bề mặt đũa có các vết mốc, nấm hay không. Đũa tre và đũa gỗ là môi trường sống ưa thích của nấm mốc. Đặc biệt khi đũa trong môi trường ướt, độ ẩm cao và chỉ cần thời gian là vi khuẩn có thể sinh sôi.

Bảo quản và vệ sinh đũa thế nào cho đúng cách?

Lau sạch đũa bằng khăn mỗi khi sử dụng

Nhất là vào mùa mưa, bạn nên lau đũa bằng 1 chiếc khăn khô để lau sạch, tránh trường hợp đũa gỗ vẫn còn ẩm, khiến vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi trong quá trình gắp thức ăn. Bạn cũng tuyệt đối đừng dùng khăn ẩm để lau vì sẽ làm ẩm đũa và làm vi khuẩn từ chiếc khăn ẩm lây sang đũa.

Rửa đũa thật kỹ sau khi sử dụng xong

Sau khi sử dụng đũa xong, bạn nhớ phải rửa đũa thật sạch với nước rửa chén để loại bỏ thức ăn thừa và dầu mỡ trên đũa. Nếu bạn rửa không sạch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm mốc hoành hành. Nếu dầu mỡ hay thức ăn bám quá chặt vào đũa khiến bạn không thể tẩy rửa, hãy luộc đũa trong nồi nước, cho 1 ít muối và vài lát chanh vào để đâu mỡ, thức ăn bong ra khỏi đũa và làm sạch vi khuẩn.

Dân mạng rầm rộ rủ nhau đi luộc đũa, luộc thớt trước thềm năm mới Giáp Thìn, tác dụng thật sự là gì? - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Sau khi rửa xong, phơi đũa ngoài ánh nắng mặt trời

Sau khi đã rửa sạch đũa gỗ, tốt nhất bạn nên phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời. Vào những ngày trời mưa hoặc vào buổi tối, nơi đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với những nơi ẩm ướt vì vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển.

Không chà mạnh gây trầy xước đũa 

Những vết trầy xước sẽ là nơi trú ngụ tuyệt vời của vi khuẩn, vì vậy bạn nên dừng ngay thói quen chà, cọ đũa quá mạnh hoặc dùng những vật dụng chà rửa bằng kim loại cứng.

Dân mạng rầm rộ rủ nhau đi luộc đũa, luộc thớt trước thềm năm mới Giáp Thìn, tác dụng thật sự là gì? - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Nơi đựng đũa thoáng mát và được vệ sinh thường xuyên

Dụng cụ đựng đũa phải có lỗ róc nước và đặt nơi thoáng mát. Ngoài ra, bạn cũng cần lau chùi thường xuyên tránh để bám bụi bẩn quá nhiều, làm “ổ” cho vi khuẩn và nấm mốc.

Tránh ngâm đũa gỗ trong nước quá lâu

Không phải chỉ có đũa gỗ mà xoong nồi, chén bát bạn cũng không nên ngâm trong nước quá lâu, vi khuẩn sẽ có được môi trường thuận lợi để sinh sôi mạnh mẽ. Đặc biệt là đũa gỗ, ngâm lâu trong nước có chứa thức ăn thừa sẽ bị vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn gây mốc và làm giảm chất lượng đũa.

Thay đũa mới định kỳ

Dân mạng rầm rộ rủ nhau đi luộc đũa, luộc thớt trước thềm năm mới Giáp Thìn, tác dụng thật sự là gì? - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Nhiều gia đình không có thói quen thay đũa mà chỉ thay khi đũa đã quá cũ. Thật ra đũa tre và đũa gỗ bạn chỉ nên sử dụng trong 4-5 tháng, do đó bạn nên thay đũa thường xuyên, nhất là khi đũa đã xuất hiện các chấm đen hoặc vết mốc trắng.

Kiểu rã đông thịt nhiều nhà làm nhưng vừa mất dinh dưỡng lại rước thêm vi khuẩn, làm sao cho đúng?

Nếu rã đông thịt sai cách có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cũng như hao hụt dưỡng chất, hương vị trong miếng thịt

TIN MỚI NHẤT