Một hũ dưa hành ngon, đúng chuẩn là phải có cả vị chua, ngọt và mặn đều nhăn, củ hành giòn rụm. Không chỉ vậy, nước ngâm hành phải trong, không nổi váng, không đóng màng.
- Bật mí công thức làm dưa hành cực ngon đón Tết
- Muối dưa bắp cải rất dễ, nhưng muốn ngon bạn nhất định phải tham khảo công thức này
Những ngày này, các bà nội trợ đã bắt đầu chuẩn bị những món ăn kèm cho ngày Tết. Theo quan niệm của người Việt, mâm cơm ngày Tết luôn phải chuẩn bị cẩn thận, tươm tất và thật nhiều món bởi nó mang ý nghĩa sẽ mang đến một năm mới sung túc, ấm no. Chính vì thế, Tết đến xuân về, nhà nào cũng trữ và làm rất nhiều món ăn ngon, từ món bình dân đến đắt tiền.
Có thể thấy đến hôm nay, trong nhiều gian bếp, hũ dưa hành nhiều màu sắc đã nằm gọn gàng trên kệ. Từ xưa đến nay, dưa hành là món không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Một lát bánh chưng, bánh tét dùng kèm dưa hành sẽ giúp chống ngấy đồng thời vị chua chua của hành sẽ kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn vừa có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Một hũ dưa hành ngon, đúng chuẩn là phải có cả vị chua, ngọt và mặn đều nhăn, củ hành giòn rụm. Không chỉ vậy, nước ngâm hành phải trong, không nổi váng, không đóng màng. Đây cũng chính là điều khiến nhiều người đau đầu nhất. Thực tế, để hành không bị đóng màng, quan trọng nhất là khâu sơ chế, đặc biệt là khi ngâm hành với nước gạo.
Hành sau khi bóc vỏ, bạn ngâm với nước vo gạo qua đêm và lượng nước cần phải ngập hành. Ngày hôm sau, bạn vớt hành ra và trộn đều hành với 5 muỗng canh muối. Bước này sẽ giúp hành chảy hết nước hăng ra, giúp thành phẩm đỡ hăng hơn. Sau khi ngâm từ 6 đến 8 giờ, bạn vớt hành ra để ráo nước hoàn toàn.
Đến tối, bạn lại ngâm nước vo gạo một lần nữa và cũng để qua đêm. Ngày hôm sau, vớt hành ra, rửa sạch lại bằng nước sôi để nguội, để ráo nước. Cuối cùng, bạn có thể tiến hành ngâm hành theo công thức bình thường.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng hũ ngâm hành phải khô sạch, như vậy thì dưa hành sau khi muối sẽ bảo quản được lâu và cũng không đóng màng, nổi váng.