Bà bầu bị nấm âm đạo khi mang thai thường sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt nếu không điều trị đứt điểm có nguy cơ lây sang cho thai nhi, tình huống xấu nhất có thể làm thai nhi tử vong trong tử cung.
- Cách điều trị nhau thai bám thấp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé
- Vỡ ối nhưng cổ tử cung không mở gây trở ngại cho cuộc “vượt cạn”
Khi mang thai, phụ nữ dễ bị nấm hơn những thời điểm khác, do sự sự gia tăng kích thích tố, thay đổi PH trong âm đạo, thay đổi chế độ ăn uống hoặc trao đổi chất nói chung. Chúng giống như cục sữa đông phủ lên âm đạo do nấm Candida Albican gây ra.
Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Thông thường, môi trường vùng kín của các chị em đã ẩn chứa hàng tá các loại vi khuẩn và nấm khác nhau, gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại. Khi mang thai, số lượng này tăng lên gấp nhiều lần. Nếu như không điều trị sớm và chữa trị dứt điểm sẽ lây sang thai nhi. Khi tình trạng nấm âm đạo nặng, có thể gây ra tình trạng sinh non ở sản phụ, nặng hơn có thể làm thai nhi tử vong trong tử cung.
Bé sơ sinh được sinh ra bởi người mẹ bị nấm âm đạo, khi sổ thai ngang qua âm đạo, có thể dính nấm vào niêm mạc miệng gây ra viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non tháng sẽ có sức đề kháng yếu dễ mắc nhiều bệnh tật. Nghiêm trọng hơn, khi trẻ nuốt phải nấm trên đường chui ra thì có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột rất cao.
Do vậy, các bác sĩ khuyên các chị em khi thấy vùng kín có một số biểu hiện như: Khí hư ra nhiều (màu trắng, không mùi), gây ngứa, đau rát khi đi tiểu, hoặc khí hư có thể đặc hoặc loãng với màu sắc khác nhau thì cần đi thăm khám để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Cách điều trị nấm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai nếu phát hiện sớm có thể chữa rất đơn giản. Lúc này bác sị đặt thuốc trị nấm trong khoảng 1- 2 tuần là có thể hết bệnh. Thuốc đặt hầu như không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chỉ có ảnh hưởng khi thai phụ đặt quá liều, không đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Liệu trình điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Lưu ý khi các chị em mang thai thấy khó chịu vùng kín tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc đặt điều trị nấm vì điều này sẽ rất nguy hiểm. Đặt thuốc không đúng liều còn khiến bệnh nặng hơn do nhờn thuốc.
Các chị em không nên giao hợp cho đến khi hết nấm hẳn. Dù không nguy hiểm cho cả hai vợ chồng và thai nhi nhưng việc quan hệ sẽ gây kích ứng da và chồng bạn có thể bị lây nấm. Lúc này cần khuyên chồng đi thăm khám để xem có mắc bệnh hay không. Nếu có thì cần thiết phải điều trị song hành cho cả hai, như vậy mới có thể tiêu diệt triệt để được mầm bệnh.
Bên cạnh đó, để dự phòng nhiễm nấm, thai phụ có thể dùng các loại dung dịch vệ sinh cân bằng độ PH. Lưu ý chỉ dùng khi thấy âm đạo tiết dịch nhiều và người mẹ cần hết sức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe của mình, hãy mặc đồ lót mềm, thoáng, tránh mặc quần bó sát, không dùng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng có chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh “vùng kín”. Đồng thời, cần hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, tạo nhiều glycogen, điều kiện thuận lợi cho nấm âm đạo sinh sôi. Uống nhiều nước để giúp nước tiểu được pha loãng, không bị đau rát khi đi tiểu.