Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không? Có gây sảy thai và sinh non không? Là những điều được khá nhiều mẹ bầu quan tâm hiện nay.
- Nhau thai bám thấp mặt trước là gì? Có nguy hiểm cho thai nhi không?
- Vỡ ối nhưng cổ tử cung không mở gây trở ngại cho cuộc “vượt cạn”
Nhau thai bám thấp là tình trạng bánh nhau không bám ở phần đáy của tử cung mà bám vào vị trí gần cổ tử cung. Đây được xem là một biến chứng nguy hiểm của nhau thai, bởi có thể khiến mẹ bầu bị xuất huyết nhiều trong thai kỳ. Vậy nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?
Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?
Có khoảng 5% thai phụ khi bước sang tuần thứ 18 – 20 bị tình trạng nhau bám thấp. Tình trạng này được chẩn đoán qua hình ảnh siêu âm thai của mẹ bầu. Nếu bị nhau thai bám thấp, mẹ và bé cần được theo dõi thường xuyên. Trường hợp nguy hiểm nhất của nhau thai bám thấp là xuất huyết khi sinh. Do do các cơ co thắt tử cung khi sinh nở làm phần cơ gần cổ tử cung giãn rộng ra để mở đường cho thai nhi ra ngoài. Nhưng bánh nhau bám thấp không hề giãn, dẫn đến hiện tượng bánh nhau bị bong ra khỏi niêm mạc tử cung, kèm theo tình trạng mất máu. Nếu không kiểm soát được lượng máu, mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Nhau thai bám thấp ở gần cổ tử cung sẽ chiếm mất một phần không gian trong tử cung làm cho thai nhi không quay đầu được, đầu thai quay lên trên hoặc xoay ngang, gây khó khăn cho việc sinh thường.
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, khi bị nhau thai bám thấp có thể các mẹ sẽ thấy ra máu ở vùng kín trong nhiều đợt với lượng máu khác nhau. Khiến cho mẹ bầu thường xuyên rơi vào tâm trạng bất an, lo lắng. Nếu tình trạng máu ra nhiều, trở nên trầm trọng, có thể sẽ bị sảy thai hoặc có nguy cơ sinh thiếu tháng khá cao, tỷ lệ lên đến 40%. Phần lớn, những trẻ sinh non tháng trong trường hợp này có thể bị bệnh màng trong (hội chứng suy hô hấp sơ sinh) do thiếu chất Surfactant. Do đó, tại bệnh viện, những thai phụ có nhau thai bám thấp thường phải được theo dõi đặc biệt, được hẹn nhập viện sớm trước khi có cơn đau chuyển dạ. Tùy vào tình hình của thai phụ, cân nặng của thai nhi, khung chậu… bác sĩ sẽ chỉ định việc sinh thường hay mổ.
>>> Xem thêm:
- Cách điều trị nhau thai bám thấp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé
- Nhau thai bám thấp mặt trước là gì? Có nguy hiểm cho thai nhi không?
Tin vui cho mẹ bầu bị nhau thai bám thấp
Nhau thai bám thấp có thể ảnh hưởng nguy hiểm tới mẹ bầu và thai nhi. Việc phát hiện sớm bằng phương pháp siêu âm sẽ giúp các bác sĩ đề ra những biện pháp hiệu quả để hạn chế rủi ro xuống mức độ thấp nhất. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, theo thời gian, vị trí bánh nhau có thể thay đổi. Vào tháng cuối thai kỳ, bánh nhau cách xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu, xuất huyết khi chuyển dạ để sinh. Đối với những trường hợp này, khi siêu âm có thể thấy được bánh nhau bám gần lỗ trong tử cung do đoạn dưới tử cung chưa được hình thành khi thai nhi chưa qua 20 tuần. Vì thế, các mẹ bầu nên siêu âm định kì để xem vị trí bánh nhau có thay đổi hay không và nên đi khám ngay khi đau bụng hay ra huyết.
Tốt nhất, thai phụ nên đi khám thai định kỳ 1 tháng 1 lần đồng thời hạn chế các công việc nặng nhọc, đi lại nhiều và tránh quan hệ vợ chồng. Đặc biệt, khi thấy xuất huyết do nhau bám thấp, thai phụ phải nghỉ ngơi tuyệt đối, chờ sự can thiệp của bác sĩ. Đồng thời cũng không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, phải luôn có niềm tin về ngày “mẹ tròn con vuông”.
Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ đã hiểu hơn về trường hợp bị nhau thai bám thấp để có hướng xử lý phù hợp, giảm mức độ nguy hiểm xuống, giúp cuộc “vượt cạn” thành công như mong đợi.