Cách điều trị nhau thai bám thấp là một trong những điều được khá nhiều bà mẹ quan tâm. Điều trị như thế và trong bao lâu, bài viết này sẽ cùng các chị em đi tìm hiểu nhé!
- 5 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nhớ thuộc nằm lòng
- Bà bầu sắp sinh cần chuẩn bị gì? Danh sách đồ đi sinh cho mẹ và bé đầy đủ nhất!
Theo thống kê, có khoảng 5% thai phụ khi bước sang tuần thứ 18 – 20 bị tình trạng nhau bám thấp. Có nghĩa là thay vì bám ở vùng đáy tử cung, bánh nhau sẽ nằm vào vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung. Với vị trí nhau thai bám thấp, bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơn co thắt xuất hiện trong lúc chuyển dạ. Điều này dẫn đến tình trạng bánh nhau sẽ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung và chảy máu, nếu không được can thiệp kịp thời mẹ có thể tử vong. Vậy cách điều trị nhau thai bám thấp là như thế nào?
Cách điều trị nhau thai bám thấp an toàn
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào để điều trị nhau thai bám thấp. Bởi nguyên nhân gây ra tình trạng nhau thai bám thấp chỉ là suy đoán. Chính vì vậy, phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh gặp phải những nguy hiểm do nhau thau bám thấp gây ra.
Khi đi siêu âm phát hiện dấu hiệu nhau thai bám thấp, các mẹ cần phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm việc nặng nhọc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và kiêng quan hệ tình dục trong thời gian dưỡng thai.
Đồng thời, người mẹ cần phải được thăm khám thường xuyên trong thai kỳ để kịp thời phát hiện bất thường. Việc chỉ định sinh thường hay sinh mổ sẽ được bác sĩ quyết định trong quá trình theo dõi thai kỳ để tránh việc mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong trong lúc chuyển dạ.
Mặc dù, nhau thai bám thấp rất nguy hiểm và chưa tìm ra phương pháp đặc trị hiệu quả nhưng mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá. Bởi vẫn có một số trường hợp nhau thai bám thấp tự di chuyển tách khỏi cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu.
Do đó, trong quá trình mang thai mẹ bầu hãy là giữ tinh thần lạc quan và thay đổi chế độ ăn, nghỉ, tập luyện cho phù hợp. Có niềm tin về ngày “mẹ tròn con vuông” thì cuộc vượt cạn sẽ thành công.
>>> Xem thêm:
- Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không? Có gây sảy thai và sinh non?
- Nhau thai bám thấp mặt trước là gì? Có nguy hiểm cho thai nhi không?
Cách phòng tránh nguy cơ nhau thai bám thấp
Để phòng tránh nguy cơ bị nhau thai bám thấp, các bà mẹ cần hạn chế những tác động làm tổn thương đến tử cung và lưu ý một số điều sau đây:
- Không nên sinh quá nhiều con, mỗi gia đình chỉ nên sinh từ 1-2 con để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ, đồng thời nuôi dưỡng đứa con được tốt hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không uống rượu, bia và những thực phẩm có chứa thủy ngân... Thay vào đó, cần ăn nhiều các loại thực phẩm giàu Canxi, sắt, kẽm... để tăng cường sức đề kháng và đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhai.
- Khi mang thai, mẹ bầu nên tập những bài thể dục phù hợp, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh có thể sinh thường mà không phải sinh mổ, hạn chế để lại vết sẹo trên cổ tử cung.
- Có biện pháp tránh thai an toàn, không nạo phá thai bừa bãi vì mỗi lần nạo phá thai sẽ khiến thành tử cung trở lên mỏng hơn. Một khi mang thai dễ gặp phải tình trạng nhau thai bám thấp.
- Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc vì khói thuốc có hơn 4000 chất hóa học ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về cách điều trị nhau thai bám thấp để có kế hoạch sinh nở an toàn, đảm bảo không gây nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và bé. Qua đây cho thấy, việc tìm hiểu các kiến thức về sức khỏe sinh sản rất quan trọng, các mẹ không nên bỏ qua, chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho thai kỳ an toàn và cuộc “vượt cạn” thành công.