Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, photpho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên những người sau đây không ăn sẽ tốt hơn.
- Những cặp thực phẩm đại kỵ khi ăn cùng nhau, vừa mất sạch chất dinh dưỡng vừa dễ mang bệnh vào người
- 7 món ăn tốt cho người thiếu máu, ăn thường xuyên sẽ giảm đau đầu, trằn trọc, mất ngủ
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt đối với sức khỏe
Chia sẻ trên VTC News: bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.
Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nhóm người không nên ăn thịt vịt
Dù thịt vịt mang đến giá trị dinh dưỡng cao nhưng nhóm người sau đây cũng không nên dùng nếu không muốn rước thêm bệnh vào người.
Người bị bệnh gút
Vì trong thịt vịt có chứa lượng purin cao, vì thế những người mắc bệnh gút cần tránh ăn loại thịt này để không làm tăng axit uric trong cơ thể.
Người dị ứng với thực phẩm chứa protein
Người dị ứng với thực phẩm chứa protein cao cần lưu ý khi ăn bởi loại thịt này chứa hàm lượng đạm lớn có thể gây dị ứng. Trong bữa ăn bạn không nên chọn thịt vịt cùng nhiều món ăn giàu đạm khác.
Người có hệ tiêu hóa kém
Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, có thể gây khó chịu cho những người tiêu hóa kém. Ngoài ra, loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo nên có thể tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, chứng bụng, tiêu chảy...
Người đang bị ho
Các thực phẩm tanh như thịt vịt có thể khiến bị ho cảm thấy khó thở, sinh ra kích ứng, làm tình trạng ho thêm nghiêm trọng. Vì vậy, khi bị ho thì nên tránh ăn thịt vịt.
Ngoài ra, khi ăn thịt vịt bạn cũng không nên ăn kèm với các loại quả có tính nóng, thịt ba ba, thịt rùa. Vì khi kết hợp sẽ sinh độc nguy hiểm đến tính mạng người dùng.