Tỏi tây là thực phẩm khi chế biến có vị ngọt dịu, chứa vitamin B, C, E và nhiều khoáng chất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỏi tây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
- Không ngờ thịt vịt giá rẻ mà chế biến được thành nhiều đặc sản lại có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
- Quả mướp không chỉ chế biến thành nhiều món ngon mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Tỏi tây hay còn được biết đến với tên gọi khác là hành boa rô, một loại cây thảo thực vật sống trong khoảng 2 năm, với chiều cao trung bình dao động từ 40 đến 140cm. Thân thảo của nó có hình dạng trụ, có đường kính khoảng 1 - 2cm và khá cứng. Các lá của cây tỏi tây có hình dẹp, dài, mép nguyên và mọc thành hai hàng song song, có màu xanh lục và gần gốc có một chút màu trắng. Hoa của cây mọc ở đỉnh các cành, tụ lại thành các bông hình cầu, có màu xanh hoặc tím và có cuống dài.
So với hành lá, rau mùi,… thì cái tên này ít thông dụng hơn. Tỏi tây cũng là một loại rau gia vị, giống như hành, tỏi, kiệu, thuộc họ Hành. Ở Việt Nam, tỏi tây chủ yếu được trồng ở vùng cao nguyên đặc biệt tại thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tỏi tây có tác dụng gì?
Tỏi tây (hành boa rô) không chỉ là một loại rau gia vị phổ biến trong nấu ăn mà còn mang theo nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý. Dưới đây là danh sách những công dụng quan trọng của tỏi tây và cách nó hỗ trợ sức khỏe:
Kiểm soát đường huyết: Với hàm lượng natri thấp và không có chất béo bão hòa hay cholesterol, tỏi tây đặc biệt có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Hàm lượng chất xơ cao trong tỏi tây cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, phù hợp với chế độ ăn của người muốn kiểm soát đường huyết.
Cải thiện thị lực: Tỏi tây chứa vitamin A (khoảng 83mg/100g), giúp duy trì thị lực và ngăn chặn quá trình thoái hóa điểm vàng. Hàm lượng lutein và zeaxanthin trong tỏi tây còn bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh sáng xanh và tia UV.
Tốt cho tim mạch: Tỏi tây chứa một số hợp chất có tác dụng giảm viêm và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Loại rau này có thể làm giảm cholesterol, huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông nhờ hợp chất allicin. Chất chống oxy hóa flavonoids, vitamin B, folate và vitamin K1 trong loại rau gia vị cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngăn ngừa thiếu máu: Tỏi tây chứa sắt và vitamin B giúp tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Chất xơ và các chất chống oxy hóa trong tỏi tây còn hỗ trợ tuần hoàn máu.
Duy trì sức khỏe xương khớp: Tỏi tây cung cấp canxi, vitamin K, và các nguyên tố vi lượng tốt cho xương khớp, giúp tái tạo mô xương và ức chế tiêu xương.
Lưu ý khi ăn tỏi tây
Loại rau này an toàn với hầu hết mọi người nhưng những người thận yếu, sỏi thận không nên ăn vì tỏi tây chứa lượng oxalat cao. Lượng oxalat cao tích tụ có thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Tuy việc ngâm và nấu tỏi tây có thể làm giảm đáng kể nồng độ oxalat nhưng vẫn cần hạn chế. Một số loại rau củ có hàm lượng oxalat cao khác nên lưu ý là đậu bắp, tỏi tây, súp lơ xanh, củ cải đường, khoai tây, cà tím, khoai lang, bí xanh, cà rốt, cần tây, ô liu, rau mùi tây, rau diếp xoăn, ớt, rau bina…
Cách dùng tỏi tây (hành ba rô)
- Cắt lát mỏng dùng để trộn salad.
- Dùng với các loại gia vị để làm nước chấm, sốt.
- Cắt lát mỏng và cho vào dùng chung các món canh, cháo, súp để giúp hương vị thêm đậm đà.
- Hấp hoặc xào thân cây cùng nguyên liệu khác để thức ăn thêm đậm mùi thơm.
- Dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh.