Những loại rau mọc dại ở Việt Nam nhưng được thế giới xem là 'thần dược'

Dinh dưỡng 13/06/2023 05:01

Nhiều loại rau mọc dại ở Việt Nam được nước ngoài xem là 'thần dược' vì có công dụng tốt cho sức khỏe.

Lục bình

Lục bình mọc đầy ao hồ, kênh rạch, tại khắp các vùng miền ở Việt Nam. Đa phần lục bình được dùng để làm thức ăn cho gà, vịt, lợn,...

Ở Nhật Bản, lục bình được bán với giá tương đương gần 20.000 đồng cho một nhánh nhỏ. Người dân mua lục bình trong siêu thị về ăn, làm gỏi, chữa bệnh hoặc dùng để lọc nước. 

Theo BS Quyên, hoa lục bình có tác dụng lợi niệu, sơ phong, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, sưng nách, tiêm bị áp xe,…

Trong khi đó, thân và lá lục bình có công dụng tiêu viêm và giải độc da, giúp chữa ung nhọt và làm giảm sưng.

Theo nghiên cứu của El-Shemy và các cộng sự, chiết xuất từ cây lục bình có đặc tính kháng khuẩn, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương. 

Những loại rau mọc dại ở Việt Nam nhưng được thế giới xem là 'thần dược' - Ảnh 1
Lục bình - Ảnh minh họa: Internet

Tầm bóp

Tầm bóp thường mọc ở những bãi đất hoang, sườn đồi hoặc cánh đồng. Quả tầm bóp có hình tròn nhỏ, bên ngoài được bao bọc một lớp vỏ mỏng, trông giống như một chiếc lồng đèn. Bởi thế nó còn còn được gọi là quả lồng đèn. Một số nơi còn gọi tầm bóp là lù đù, thù lù hay đồm độp.

Vốn là một loại cây dại mọc lan ở nông thôn nhưng tầm bóp ở nước ngoài lại được bán với giá cao ngất ngưởng. Ở Nhật Bản, loại rau này có giá trị lên đến 700.000 đồng/kg. Theo nhiều nghiên cứu, tầm bóp có chứa hoạt tính chống ung thư. Bên cạnh đó, loại rau này còn ​có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm… Bởi thế mà ở Việt Nam, nó còn được dùng như một vị thuốc Nam.​

Những loại rau mọc dại ở Việt Nam nhưng được thế giới xem là 'thần dược' - Ảnh 2
Tầm bóp - Ảnh minh họa: Internet

Rau càng cua

Tuy là một loại rau thông thường mọc đầy các khu vườn quê nhưng cây rau càng cua được xem là vị thuốc quý với giá trị y học cao. Rau càng cua có nhiều tên gọi khác lạ như đơn kim, cúc áo, quỷ châm thảo, cương hoa thảo…

Rau càng cua sống quanh năm ở những nơi ẩm thấp, khi còn nhỏ thân mọc thẳng đứng. Lớn lên thì bò lan ra mặt đất, rồi chia thành nhiều nhánh nhỏ, cao khoảng 5 - 40cm, có màu xanh nhạt. Thân của rau càng cua nhẵn, nhớt, có lá mọc so le.

Theo nghiên cứu khoa học, thành phần hóa học chính trong cây càng cua bao gồm nước 92%, vitamin C 5,2mg, photpho 34mg, kali 277mg, canxi 224mg, magie 62mg, sắt 3,2mg, caroteneoid 4,166 UI, cung cấp 24 calori.

Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.

Beta caroten có trong rau cao hơn cà rốt, cung cấp lượng vitamin A dồi dào cho cơ thể. Kali và magie trong rau giúp hỗ trợ các bệnh về tim mạch và tiêu hóa. Canxi và photpho giúp chống loãng xương ở người lớn tuổi và chống còi xương ở trẻ.

Theo Đông y, rau càng cua có rất nhiều tác dụng như: thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… Đây là món ăn, bài thuốc thích hợp để chữa trị chứng nhiệt miệng, mụn nhọt, lở ngứa, chứng thận hư, tiểu buốt gắt và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.

Nhiều nước trên thế giới xem rau càng cua là "thần dược" vì nó có khả năng trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu,..

Những loại rau mọc dại ở Việt Nam nhưng được thế giới xem là 'thần dược' - Ảnh 3
Rau càng cua - Ảnh minh họa: Internet

Những công dụng tuyệt vời của cây thì là, không phải ai cũng biết

Cây thì là vừa là thảo mộc vừa là gia vị để tăng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về những công dụng 'thần kỳ' của cây thì là.

TIN MỚI NHẤT