Ăn thường xuyên các loại hạt là nhu cầu và sở thích của nhiều người hiện nay. Các loại hạt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ hỗ trợ trái tim khỏe mạnh đến khả năng bảo vệ chống lại bệnh ung thư.
- Tiết lộ loại quả bùi ngọt hơn cả khoai lang mà còn chứa vô vàn lợi ích cho sức khỏe, là ‘thần dược’ với hệ tiêu hóa
- Thực phẩm đóng hộp dễ gây ngộ độc Botulinum - thực hư thế nào?
Các loại hạt là một trong những món ăn nhẹ lành mạnh nhất vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Tác dụng có lợi của các loại hạt được tận dụng tối ưu nhất khi không có thêm bất kỳ thành phần nào ví dụ như thêm đường hay muối trong quá trình chế biến. Khi được đưa vào sử dụng với một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm tự nhiên khác, các loại hạt có thể giúp giảm các yếu tố nguyên nhân của các bệnh mạn tính.
Hạt dẻ
Là một thành phần phổ biến và linh hoạt, hạt dẻ có ít chất béo và calo, và là một nguồn chất chống ôxy hóa bảo vệ tốt.
Aescin trong chiết xuất hạt dẻ có tác dụng chống viêm hiệu quả trong chấn thương,suy tĩnh mạch và sưng đau. Hợp chất aescin trong hạt dẻ có tác dụng trong việc điều trị CVI, giúp làm tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch của người bệnh, cải thiện các triệu chứng.
Bên cạnh tác dụng chống viêm hiệu quả, aescin trong hạt dẻ cũng có tác dụng làm giảm đáng kể sự phát triển của tế bào khối u trong một số bệnh ung thư như ung thư gan, bệnh bạch cầu và đa u tủy
Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng aescin có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong ung thư tuyến tụy và ung thư phổi.
Hạt chia
Ngày nay, loại hạt này được biết đến nhiều nhất như một loại siêu thực phẩm chứa nguồn chất xơ dồi dào. Cứ mỗi 2 thìa cà phê hạt chia đã cung cấp 9,6g chất xơ, tương ứng với 38% nhu cầu hàng ngày. Lượng chất xơ phong phú nên hạt chia là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người muốn giảm cân.
Hạt chia cũng sở hữu hàm lượng omega-3 khá cao, thậm chí nhiều hơn hẳn một số loại cá béo.
Là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, hạt chia giúp duy trì hệ đường ruột khỏe mạnh, bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hạt điều
Trong hạt điều có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống ôxy hóa như vitamin E, K, B6 và khoáng chất đồng, photpho, kẽm, magie, sắt và selen giúp duy trì tốt các chức năng của cơ thể.
Các nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng hạt điều trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện mức độ lipid trong máu và giảm huyết áp, cả hai đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Hạt điều còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, nuôi dưỡng tóc và da, chăm sóc cho sức khỏe của xương, giảm cân, ngăn chặn sỏi mật.
Vì đóng góp một lượng protein tốt và là một nguồn khoáng chất hữu ích, hạt điều là một lựa chọn tuyệt vời cho những người ăn chay. Hạt điều cũng rất giàu magiê được có tác dụng cải thiện khả năng nhớ và trì hoãn việc mất trí nhớ do tuổi tác. Hạt điều là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim và cung cấp sterol thực vật, có thể giúp kiểm soát mức cholesterol.
Hạt bí ngô
Hạt bí đỏ có chất béo lành mạnh, chất xơ và chất chống ôxy hóa rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các a xít béo không bão hòa đơn trong loại hạt này giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Magiê trong hạt giúp điều chỉnh mức huyết áp.
Hạt bí đỏ có serotonin, một chất hóa thần kinh được coi là một loại thuốc ngủ tự nhiên. Chúng cũng rất giàu tryptophan, một loại axít amin được chuyển đổi thành serotonin trong cơ thể, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Có thể ăn thường xuyên dưới dạng súp hoặc salad, với ngũ cốc, hoặc hỗn hợp đường tự làm.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương là phần quả được thu hoạch từ những bông hoa lớn của cây hướng dương. Hạt hướng dương là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể, nhất là hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa cùng với hàm lượng vitamin E và selen đáng kể.
Thói quen dùng hạt hướng dương giúp cải thiện được sức khỏe tim mạch, nhờ chứa một hợp chất có thể chặn được sự co mạch máu do một loại enzyme trong cơ thể gây ra, từ đó giúp mạch máu thư giãn và giảm được huyết áp.
Magie có trong hạt hướng dương góp phần làm giảm huyết áp, đồng thời cũng làm giảm được nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Hạt vừng
Hạt vừng là một trong những thành phần linh hoạt nhất hiện có. Dầu vừng có thể được sử dụng để trộn salad, chứa nhiều axit béo có thể làm giảm loại cholesterol xấu. Được xay thành bột nhão, chúng biến thành tahini, một loại bơ đậu phộng dành cho những người bị dị ứng với các loại hạt (cũng là một thành phần chính trong hummus). Toàn bộ hạt rất giàu chất xơ và protein. Sử dụng vừng trong chế biến thực phẩm làm cho các món xào thêm hương vị và độ giòn.
Đậu phộng
Đậu phộng còn có tên gọi dân gian là hạt lạc. Đây là loại hạt rất phổ biến, được thêm thắt vào nhiều món ăn ngon và dễ kiếm. Tuy rằng giá thành rẻ nhưng hạt lạc lại giàu có về giá trị dinh dưỡng. Người ta tìm thấy trong loại hạt này chứa nhiều khoáng chất và protein, nhất là Resveratrol giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó Arginine do hạt lạc tiết ra còn có tác dụng ngăn cản sự tấn công của những tác nhân có hại cho hệ tim mạch.
Đậu phộng thuộc họ đậu, không phải thuộc nhóm hạt có vỏ. Trong hạt lạc bao gồm các thành phần chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin E, protein, carbs, magie,... giúp phòng bệnh về tim mạch và phòng tránh bệnh lý tiểu đường.
Lưu ý những gì khi sử dụng các loại hạt?
Như vậy, bạn đã được gợi ý về các loại hạt chống ung thư. Để có thể đem lại hiệu quả như mong muốn cũng như hạn chế các rủi ro đối với sức khỏe, việc sử dụng các loại hạt này cũng cần lưu ý đến một số vấn đề liên quan. Vì thế, trong quá trình sử dụng chúng, bạn nên tìm hiểu kỹ và nên lưu ý các vấn đề như:
- Chọn mua sản phẩm đảm bảo về chất lượng. Không sử dụng các loại hạt dinh dưỡng đã quá hạn sử dụng hoặc không rõ ràng về nguồn gốc.
- Tránh sử dụng các loại hạt có tình trạng nhiễm nấm mốc hoặc bị biến chất dễ nhiễm độc tố aflatoxin gây ngộ độc, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
- Sử dụng các loại hạt với một lượng vừa phải. Không dùng với lượng quá nhiều để tránh cảm giác no bụng, không thể ăn thêm các thực phẩm khác dẫn đến tình trạng gây mất cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này cũng có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị thừa chất béo gây tăng cân không mong muốn.
- Về vấn đề bảo quản, nên giữ các loại hạt bên trong hộp kín, đem đặt ở vị trí thoáng mát hoặc trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Nên lưu ý đến trường hợp bị dị ứng với các loại hạt. Trong quá trình sử dụng chúng, nếu nhận thấy cơ thể có sự xuất hiện của những dấu hiệu bất thường thì nên dừng việc sử dụng đó lại. Đồng thời, để xác định nguyên nhân chính xác và kịp thời có cách xử lý phù hợp, cũng nên đi gặp bác sĩ để thăm khám.