Chôm chôm là loại quả ngon ngọt, nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Thế nhưng có những người không nên ăn kẻo sinh bệnh, 'rước họa' vào thân.
- Loại rau có khả năng chống lão hóa gấp 24 lần vitamin C, xay nước uống hàng ngày để có làn da trắng mịn
- Vải thiều tốt cho sức khỏe nhưng không nên thực hiện 5 điều 'đại kỵ' này khi ăn kẻo 'mang bệnh vào người'
1. Hàm lượng dinh dưỡng của quả chôm chôm
Chôm chôm là một trong những trái cây phổ biến trong mùa hè. Rất nhiều người thích ăn chôm chôm nhưng ít người biết giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh đó nó có tác dụng dùng làm thuốc chữa bệnh rất có lợi với sức khỏe.
Quả chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, kiali, sắt, protein... mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chôm chôm có thể ngăn ngừa các bệnh như viêm ruột thừa, sỏi thận, ung thư ruột già hay bệnh trĩ... Hàm lượng carbohydrat và protein trong chôm chôm cao đóng vai trò đáng kể trong việc tăng cường năng lượng. Vitamin B có trong chôm chôm giúp hỗ trợ và tăng chuyển hóa năng lượng, nhờ đó chuyển carbohydrat thành năng lượng có thể được cơ thể sử dụng...
2. Tác dụng của chôm chôm đối với sức khỏe
Ngừa ung thư
Chôm chôm có hàm lượng vitamin C dồi dào và còn có tác dụng giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất sắt và đồng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, hoạt chất axít trong quả chôm chôm hoạt động như chất chống ôxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể và phòng ngừa bệnh ung thư.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chôm chôm tốt cho hệ tiêu hóa vì chúng chứa cả 2 loại chất xơ là chất xơ không hoà tan và chất xơ hoà tan. Chất xơ không hòa tan: Chiếm 50% tổng lượng chất xơ, đi qua ruột mà không bị tiêu hóa, góp phần giảm nguy cơ táo bón. Chất xơ hòa tan: Cung cấp thức ăn cho các lợi khuẩn trong đường ruột. Đổi lại, những vi khuẩn này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn như Axetat, propionat và butyrate giúp nuôi các tế bào trong ruột, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của rối loạn đường ruột.
Hỗ trợ giảm cân
Cũng như hầu hết các loại trái cây khác, ăn chôm chôm có thể ngăn ngừa tăng cân và thúc đẩy quá trình giảm cân theo thời gian. Chôm chôm tương đối ít calo so với lượng chất xơ mà nó cung cấp. Điều này có nghĩa ăn chôm chôm giúp bạn no lâu hơn, giảm khả năng ăn quá nhiều và hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, chất xơ hòa tan có trong chôm chôm có thể hòa tan với nước tạo thành hợp chất giống như gel trong ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn và no lâu hơn.
3. Những đối tượng không nên ăn chôm chôm
Người nóng trong, hay "bốc hỏa"
Lượng đường trong chôm chôm nhiều nên ăn vào sẽ gây nóng, vì thế nó không phù hợp với những người có cơ thể lúc nào cũng phừng phừng và hay có cảm giác "bốc hỏa", nhất là với phụ nữ tiền mãn kinh. Bởi lẽ, những người này khi ăn chôm chôm vào sẽ khiến cơ thể bức bối khó chịu thêm mà sinh bệnh. Loại quả này cũng sẽ gây nhiệt cho cơ thể, kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy đặc biệt là ở những người bị nóng trong.
Người có cholesterol cao
Nguyên nhân là nạp quá nhiều đường có thể dẫn đến việc tăng cholesterol trong cơ thể. Đặc biệt, người có mức độ LDL cholesterol cao. Việc nạp quá nhiều đường, kể cả đường trái cây, vẫn có thể dẫn đến đến chất béo tích tụ ở thành động mạch và gây tắc nghẽn. Ngoài ra, tác hại của chôm chôm đối với người có cholesterol cao còn đến từ lượng cồn trong nó. Lượng đường có trong chôm chôm quá chín khả năng cao chuyển hoa thành cồn. Điều này có thể tăng cholesterol trong máu và dẫn đến các vấn đề về tim.
Người mắc bệnh tiểu đường
Đương nhiên người bị tiểu đường cần tránh những loại hoa quả có lượng đường cao nếu không sẽ làm tăng đường huyết, khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó chôm chôm lại có vị ngọt cao, nhiều đường, vô cùng nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường.
Người hay bị đầy bụng khó tiêu
Chôm chôm là loại quả gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.
Phụ nữ mang thai
Với chỉ số đường huyết ở mức trung bình, chôm chôm có thể mang đến rủi ro tiểu đường thai kỳ. Nghiên cứu cho rằng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao gây ra khuyết tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi ăn chôm chôm. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về số lượng chôm chôm phù hợp với tình trạng đường huyết và sức khỏe của mình.