Cà muối là món ăn yêu thích của đông đảo người dân Việt Nam, xuất hiện phổ biến trên mâm cơm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn cà muối, nhất là những kiểu người dưới đây.
- 7 loại nước tốt cho thận còn hơn cả 'thuốc bổ': thanh lọc thận, đào thải chất độc, ngăn ngừa bệnh sỏi thận
- Khám phá loại thực phẩm bán nhan nhản ngoài chợ nhưng giá trị dinh dưỡng đắt hơn món ăn hảo hạng
Phụ nữ đang mang thai
Trong quá trình mang thai phụ nữ dễ bị cao huyết áp, tiểu đêm… chính vì vậy, những phụ nữ mang thai cũng là đối tượng tuyệt đối không nên ăn dưa, cà muối. Nguyên nhân là trong cà có nhiều muối dễ gây cao huyết áp, làm cho protein trong nước tiểu của thai phụ tăng lên ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Người bị bệnh về đường tiêu hóa
Những người bụng dạ kém khi ăn các món muối chua, lên men dễ gặp phải các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tả... Người đau dạ dày cũng cần cân nhắc khi tiêu thụ món ăn này khi gặp phải tình trạng kích thích tại vùng thượng vị. Bởi nồng độ axit cao trong các món muối chua có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm- loét dạ dày.
Người bị cao huyết áp
Trong cà muối chứa hàm lượng muối và men tiêu hóa cao. Vì vậy, nếu những người bị cao huyết áp ăn vào thì muối trong cà sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, gây tăng nước trong tế bào, co mạch dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể
Theo y học cổ truyền, cà pháo có tính hàn vì vậy không nên dùng đối với người thể hàn, thận trọng khi kết hợp với các thức ăn hàn, nên dùng kèm với các gia vị có tính ôn (tỏi, ớt, sả... ). Đặc biệt người bị suy nhược cơ thể, mới khỏi ốm không nên ăn dưa, cà muối.
Người bị suy thận
Khi bị suy thận, các chức năng đào thải độc tố của thận sẽ giảm. Người bị bệnh thận ăn cà muối dễ bị tăng huyết áp, giữ nước gây phù, tăng cân ảo, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.