Loại rau được tôn là "nhân sâm dân dã" của người Việt, vừa rẻ vừa ngon lại bổ dưỡng vô cùng

Chọn thực phẩm 11/05/2023 13:29

Lá khoai lang được mệnh danh là "nữ hoàng rau", ngoài ra còn được coi là "nhân sâm" trong mắt mọi người, có thể hạ đường huyết, giải độc, dưỡng huyết, kháng bệnh. có tác dụng điều trị nhất định đối với hội chứng mãn kinh.

Thành phần dinh dưỡng của rau lang

Theo Đông y thì rau lang là thảo mộc không độc, có tính bình, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, lợi mật, chữa vàng da,... Y học hiện đại cho rằng rau lang rất nhiều vitamin B6, C, riboflavin,... Trong 100g rau lang chứa các chất dinh dưỡng điển hình như: 22kcal năng lượng, 91.8g nước, 2.6g protein, 2.8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin BB; các loại khoáng chất như: 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2.7mg sắt,...

Rau lang (cam thử, phiên chử) là phần thân và lá của cây khoai lang - loại cây thân thảo chủ yếu được trồng để lấy củ. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều kiểu món ăn khác nhau như: luộc, nấu canh, xào,... vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.

Loại rau được tôn là 'nhân sâm dân dã' của người Việt, vừa rẻ vừa ngon lại bổ dưỡng vô cùng - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Lợi ích sức khỏe của rau lang

Giải độc và thanh nhiệt

Rau lang có tác dụng tích cực trong việc làm mát và thanh nhiệt cho cơ thể. Không những thế đây còn là thực phẩm giàu chất diệp lục có khả năng làm sạch máu và loại bỏ bớt độc tố ở trong cơ thể.

Rau lang hỗ trợ cải thiện đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy. Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là, con đường tế bào liên quan đến bài tiết insulin sẽ được kích thích, làm giảm khả năng kháng insulin, giúp chống lại bệnh đái tháo đường.

Ngọn rau lang có chứa một chất gần giống insulin mà ở lá già không có chất này. Vì thế, người bệnh đái tháo đường có thể dùng ngọn rau lang để ăn như là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe của mình. 

Giúp đông máu và giảm đau bụng trong kỳ kinh

Có rất nhiều loại thực phẩm cung cấp vitamin K cho cơ thể, trong đó rau khoai lang là nguồn cung cấp dồi dào. Vitamin K là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể sử dụng để giúp đông máu, từ đó giúp cơ thể hồi phục vết thương nhanh cũng như là giảm đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt .

Loại rau được tôn là 'nhân sâm dân dã' của người Việt, vừa rẻ vừa ngon lại bổ dưỡng vô cùng - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Giảm nguy cơ loãng xương

Đối với những người phụ nữ sau mãn kinh, do hàm lượng canxi trong xương mất cân bằng nên có thể gây ra các nguy cơ bị loãng xương. Việc bổ sung vitamin K có từ rau khoai lang sẽ giúp cân bằng lại lượng canxi trong xương. Ngoài ra, khi kết hợp vitamin D với vitamin K thì nó có thể giúp người bị gãy xương sẽ mau hồi phục.

Giàu chất chống ôxy hóa

Các chất đặc tính chống ôxy hóa trong rau khoai lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… Nghiên cứu trên sử dụng 200g rau khoai lang tím cho vận động viên trong 1-2 tuần giúp giảm quá trình ôxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống ôxy hóa trong huyết tương.

Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ lá khoai lang có tác dụng hỗ trợ phòng các loại tế bào ung thư ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và ung thư phổi. Cơ chế là nhờ các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kì tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP là peptit 16 acid amin được tách chiết từ rau khoai lang cũng cho thấy có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy.

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch

Tại châu Phi và Indonesia, rau khoai lang còn được sử dụng làm bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các hợp chất flavonoid và quercetin trong lá khoai lang làm giảm sự hấp thu acid béo trong ruột thông qua điều chỉnh các enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid và sự biểu hiện của các yếu tố phiên mã liên quan đến tổng hợp chất béo trung tính và cholesterol. Quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và acid béo ở biểu mô.

Phòng bệnh táo bón

Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau khoai lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón.

Loại rau được tôn là 'nhân sâm dân dã' của người Việt, vừa rẻ vừa ngon lại bổ dưỡng vô cùng - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Một số bài thuốc tốt cho sức khỏe từ rau lang

Là loại rau có vị ngọt, tính bình và không độc nên rau lang có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt, bồi bổ sức khỏe,... Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu rau lang được nhiều người tin dùng gồm:

- Chữa mỏi gối, đau lưng do thận âm hư: sắc 30g rau khoai lang cùng với mai rùa để lấy nước uống.

- Thanh nhiệt và giải độc: ăn rau lang luộc chung trong bữa ăn hoặc nấu canh khoai lang.

- Chữa mụn nhọt: lấy đậu xanh, rau lang cùng một chút muối đem giã nhuyễn sau đó cho vào tấm vải, bọc lại rồi đắp lên vết mụn.

- Chữa táo bón: 60 - 100g rau lang tươi đem sắc lấy nước uống.

- Chữa thiếu sữa: xào 250g rau lang cùng với thịt cho chín mềm rồi dùng trong bữa ăn.

- Chữa quáng gà: xào lá rau lang non với gan lợn hoặc gan gà và ăn thường xuyên.

Loại rau được tôn là 'nhân sâm dân dã' của người Việt, vừa rẻ vừa ngon lại bổ dưỡng vô cùng - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý khi ăn rau lang

- Không ăn rau khi đói để tránh bị hạ đường huyết xuống mức thấp.

- Để đạt được mục đích nhuận tràng nên ăn rau lang luộc chín chứ không nên dùng rau lang sống vì dễ gây táo bón.

- Nên ăn kèm rau lang với các loại thực phẩm giàu chất đạm để cân bằng dưỡng chất.

- Khi luộc rau lang để chữa bệnh, nếu cần dùng phần nước thì nên chắt nước thứ nhất đi rồi luộc lại để lấy nước thứ hai để không bị hăng và chát.

Măng cụt xanh - thứ quả gây sốt được đẩy giá cao ngất ngưỡng liệu có hương vị thơm ngon như lời đồn?

Măng cụt xanh có vị chua, chát, mỗi năm chỉ có thể thu hoạch một lần nhưng lại là nguyên liệu đắt đỏ để làm nên món gỏi đặc sản "trứ danh" miền đông Nam Bộ.

TIN MỚI NHẤT