Củ cải trắng - nguồn dinh dưỡng vàng được nhà nhà ưu ái nhưng lại là "thuốc độc" với những đối tượng sau

Chọn thực phẩm 21/05/2023 07:15

Củ cải trắng còn được biết đến như "nhân sâm mùa đông" giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, hỗ trợ giảm cân… Thế nhưng nếu ăn củ cải trắng cùng một số thực phẩm 'đại kỵ' có thể biến loại củ này thành 'thuốc độc'.

Công dụng của củ cải trắng 

Giảm nguy cơ ung thư

Củ cải chứa chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, nó là một loại củ giàu vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để ngăn chặn các tổn hại các gốc tự do – DNA bên trong các tế bào, do đó giúp ngăn ngừa ung thư. 

Điều chỉnh huyết áp

Đây là nguồn thực phẩm giàu kali giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể, nhằm giữ cho huyết áp ổn định. Một nghiên cứu về dinh dưỡng và thực tiễn cho thấy lá củ cải có tác dụng “hạ huyết áp” ở những người bị tăng huyết áp đáng kể. 

Giúp giảm cân

Củ cải rất ít calo cộng thêm hàm lượng chất xơ cao làm người ăn cảm thấy no nhanh. Ví dụ 100g củ cải tươi chỉ chứa 16 calories do vậy bạn có thể thoải mái thưởng thức món củ cải vừa có lợi cho sức khỏe vừa giảm cân.

Củ cải trắng - nguồn dinh dưỡng vàng được nhà nhà ưu ái nhưng lại là 'thuốc độc' với những đối tượng sau - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Tốt cho bệnh nhân hen suyễn

Củ cải có đặc tính chống sung huyết do vậy rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Người bị bênh hen suyễn thường bị sung huyết đường hô hấp, củ cải sẽ cải thiện được những dấu hiệu này. Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, củ cải có khả năng chống các kháng nguyên gây dị ứng đường hô hấp, giúp bảo vệ các lớp lót đường hô hấp khỏi bị nhiễm trùng.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Insulin vốn là một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò trong việc hấp thu glucose. Bệnh nhân tiểu đường không thể hấp thụ insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin, củ cải có thể là một giải pháp. Ở những người mắc bệnh tiểu đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc tinh bột. Củ cải lại rất giàu chất xơ, và có chỉ số glycemic thấp, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng củ cải vì nó không làm lượng đường trong máu tăng lên.

Hỗ trợ chức năng gan và ngăn ngừa bệnh tim mạch

Củ cải chứa các hoạt tính sinh học betain, hỗ trợ chức năng gan khỏe mạnh. Khi gan hoạt động tốt, chất béo được chia nhỏ một cách hiệu quả, giúp giảm cân và ngăn ngừa mệt mỏi và buồn nôn. Betaine, một dưỡng chất được tìm thấy trong củ cải đường giúp làm giảm homocysteine huyết tương. Đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Củ cải trắng - nguồn dinh dưỡng vàng được nhà nhà ưu ái nhưng lại là 'thuốc độc' với những đối tượng sau - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Có tác dụng giúp làm giảm đau hiệu quả

Chất cay trong củ cải giúp kháng khuẩn, hoạt lạc gân cốt, hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng.

Chống táo bón

Táo bón là căn bệnh phổ biến hay gặp phải đặc biệt là ở người già, trẻ em, những người ít vận động, tập thể dục, hay có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít chất xơ. Củ cải được cho là “thần dược” để chữa chứng khó chịu này. Nó có hàm lượng chất xơ cao, giúp làm sạch các thức ăn, cặn bã bị mắc kẹt trong ruột già, tống ra ngoài...

Ngoài ra, củ cải giúp tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa và mật làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài củ cải ra, người bệnh táo bón cần nhất là thay đổi lối sống vận động, năng tập thể dục và không quên uống nước.

Củ cải trắng - nguồn dinh dưỡng vàng được nhà nhà ưu ái nhưng lại là 'thuốc độc' với những đối tượng sau - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Những nhóm người không nên ăn củ cải

Người có thể trạng yếu

Những người có thể trạng yếu sẽ có triệu chứng tiêu chảy khi ăn đồ ăn có tính lạnh. Khi ăn củ cải sẽ dễ gây tiêu chảy, khó chịu đường tiêu hóa, không tốt cho sức khoẻ.

Người gặp các vấn đề về đường tiêu hóa

Những người bị vấn đề về đường tiêu hoá thường có niêm mạc dạ dày tương đối mỏng. Mặc dù củ cải chứa nhiều nước và tác dụng làm ẩm ruột nhưng vị cay trong củ cải sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra những tổn thương nhất định cho đường ruột và dạ dày của chúng ta. Người bị dạ dày nên ăn càng ít củ cải càng tốt, đặc biệt không nên ăn củ cải sống.

Phụ nữ mang thai 

Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Đồng thời cũng tránh ăn. Tránh ăn những món như củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.

Củ cải trắng - nguồn dinh dưỡng vàng được nhà nhà ưu ái nhưng lại là 'thuốc độc' với những đối tượng sau - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, những kiểu người này nên ít ăn củ cải vào mùa đông. Đặc biệt là củ cải sống. Nếu muốn ăn củ cải, bạn có thể dùng củ cải để làm nhân bánh bao, hoặc luộc kỹ trước khi ăn. Nó tạo ra chất lỏng và làm dịu cơn khát, đồng thời có tác dụng làm ẩm phổi và giảm ho. Tuyệt đối không ăn sống để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Trên đây là những người không nên ăn củ cải. Nếu bạn thuộc nhóm người trên hãy tránh xa củ cải nhé.

Vậy, cũng như những thực phẩm dinh dưỡng khác, dù tốt, nhưng củ cải trắng cũng không nên ăn quá nhiều. Một chế độ ăn uống khoa học, điều độ, đa dạng thực phẩm, có sự góp mặt của củ cải trắng sẽ rất có lợi cho sức khỏe.

Loại quả chín gây bất ngờ với hàng loạt công dụng tuyệt vời, nay lại vào mùa vừa rẻ vừa dễ tìm liệu chị em đã biết

Xoài chín có vị ngọt, hơi chua, chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất được xem là kho chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, cùng nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể chúng ta.

TIN MỚI NHẤT