Ăn gạo mỗi ngày nhưng không phải ai cũng phát hiện ra gạo "ngậm" hóa chất, áp dụng ngay nguyên tắc này để cả gia đình luôn được bảo vệ

Chọn thực phẩm 06/07/2024 04:00

Gạo tưởng chừng là thực phẩm sạch và lành tính an toàn cho người sử dụng. Thế nhưng thực tế trên thị trường có nhiều loại gạo có hoá chất cực kỳ độc hại. Bỏ túi mẹo hay sau để "bắt bài" gạo "ngậm" hóa chất.

 

Gạo là thực phẩm thiết yếu trong các bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, những loại gạo chứa hóa chất bảo quản là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người về trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên thời gian qua một số nơi vì lợi nhuận trước mắt đã phun tẩm hóa chất diệt mọt và nấm mốc và hóa chất xung quanh bao gạo, ngoài ra, một số loại gạo còn được ướp hương liệu tạo nên mùi thơm hấp dẫn.

Ăn gạo mỗi ngày nhưng không phải ai cũng phát hiện ra gạo 'ngậm' hóa chất, áp dụng ngay nguyên tắc này để cả gia đình luôn được bảo vệ - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Gạo bán ngoài thị trường để bảo quản được lâu, nhiều cửa hàng kinh doanh vì lợi nhuận trước mắt đã phun tẩm hóa chất diệt mọt và nấm mốc xung quanh bao gạo, ngoài ra, còn phun một số loại hương liệu có nguồn gốc hóa học tổng hợp để tạo mùi thơm hấp dẫn...

Theo thời gian, lượng hóa chất này sẽ tích đọng lại trong cơ thể và phát tác một số bệnh, thậm chí là ung thư. Chính vì vậy, cách nhận biết gạo chứa hóa chất là vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng.

5 cách nhận biết gạo giả, gạo “ngậm” hóa chất:

Nhận biết bằng cách rang gạo trên bếp: Cho chảo lên bếp và rang gạo với lửa to. Nếu gạo chín dần và có mùi thơm của gạo thì đó là gạo thật. Còn nếu gạo bị nóng chảy, có mùi hắc như nhựa thì đó là gạo giả.

Ăn gạo mỗi ngày nhưng không phải ai cũng phát hiện ra gạo 'ngậm' hóa chất, áp dụng ngay nguyên tắc này để cả gia đình luôn được bảo vệ - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Nhận biết bằng cách vo gạo: Gạo thật có lớp cám rất mỏng bám ở bên ngoài hạt gạo, chứa vitamin B1 rất bổ dưỡng. Khi vo gạo thật, nước vo gạo sẽ có màu trắng hoặc trắng ngà do lớp cám bị bong ra. Nếu vo gạo mà nước vo gạo không chuyển sang màu trắng thì đó là gạo giả.

Ăn gạo mỗi ngày nhưng không phải ai cũng phát hiện ra gạo 'ngậm' hóa chất, áp dụng ngay nguyên tắc này để cả gia đình luôn được bảo vệ - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Nhận biết bằng cách ngâm gạo vào nước: Gạo thật khi ngâm vào nước sẽ nở ra, còn gạo giả được làm từ nhựa thì không nở. Ngoài ra, gạo thật khi cho vào nước sẽ lắng xuống dưới đáy thau hoặc chậu, còn gạo giả sẽ nổi lên trên bề mặt nước.

Ăn gạo mỗi ngày nhưng không phải ai cũng phát hiện ra gạo 'ngậm' hóa chất, áp dụng ngay nguyên tắc này để cả gia đình luôn được bảo vệ - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Nhận biết bằng trực quan: Gạo thật có 5% là tấm, do đó, các hạt gạo sẽ không đồng đều, có chiều dài khoảng 5 – 6 mm, có hạt còn nguyên vẹn, có hạt bị gãy vụn. Gạo thật còn có lớp cám mỏng bên ngoài, cầm lên tay sẽ bị dính lớp cám vào tay. Nếu hạt gạo đồng đều, có chiều dài khoảng 10 mm, trong suốt và không có cám, nguyên vẹn không có hạt nào bị gãy vụn thì gạo đó là gạo giả. Bên cạnh đó, gạo thật còn có mùi thơm của gạo, còn gạo giả thì không có mùi thậm chí có mùi hắc.

Ăn gạo mỗi ngày nhưng không phải ai cũng phát hiện ra gạo 'ngậm' hóa chất, áp dụng ngay nguyên tắc này để cả gia đình luôn được bảo vệ - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Nhận biết bằng cách để gạo lên mốc: Gạo thật khi để ra ngoài không khí, đặc biệt là không khí ẩm thì dễ lên mốc, gạo giả được làm từ nhựa nên sẽ không bị mốc.

Lưu ý:

- Để có gạo an toàn không có hóa chất bảo quản, người tiêu dùng nên mua ở các đại lý có uy tín nhằm tránh tác hại sức khỏe sau này.

- Cách lựa chọn khi mua gạo cần quan sát kỹ thấy hạt gạo phải đều, căng, ít hạt gạo bị vỡ, không có nhiều hạt màu vàng và khi chạm vào gạo sẽ cám thấy có một chút bột cám dính lên tay.

Người người đổ xô bỏ gạo trắng để ăn gạo lứt giảm cân? Lượng calo thực sự khiến nhiều người ngã ngửa, có người tuyệt đối không được đụng vào

Câu hỏi ‘liệu gạo trắng so với gạo lứt có tốt cho việc duy trì vóc dáng?’ luôn là một chủ đề nóng hổi trên các diễn đàn làm đẹp của chị em.

TIN MỚI NHẤT