Bạn đang mang thai, bạn yêu vị cà phê sữa và bạn băn khoăn bà bầu uống cà phê sữa được không? Bạn không thể bỏ qua bài viết này!
Cà phê sữa là một thức uống yêu thích của nhiều chị em phụ nữ bởi nó không quá đắng như cà phê đen mà vẫn đem lại hiệu quả giúp tỉnh táo. Chào ngày mới hoặc xua tan một mỏi bằng một tách cà phê sữa là sự lựa chọn lý tưởng của không ít chị em. Nhưng khi bạn mang thai thì sao? Giai đoạn thai kỳ sẽ có rất nhiều thay đổi cả về tâm sinh lý của phụ nữ cũng như chế độ >dinh dưỡng chăm sóc trong suốt quá trình mang thai. Vậy thói quen uống cà phê sữa có còn phù hợp? Bài viết này sẽ trả lời cho bạn về câu hỏi “>bà bầu uống cà phê sữa được không?”
Với cà phê sữa, có rất nhiều lợi ích tốt cho >sức khỏe của chúng ta bởi khoa học đã đưa ra chứng minh rằng: cà phê có tác dụng trong việc ngăn chặn bệnh ung thư đường ruột, ngăn chặn tế bào ung thư, có tác dụng trong việc điều hòa huyết áp ổn định. Đặc biệt, cà phê còn có cho mình tính kháng khuẩn ở vòm miệng, cũng như ngăn ngừa việc hư răng rất cao.
Tuy nhiên, nếu như chúng ta sử dụng cà phê sữa một cách lạm dụng thì lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là ở >phụ nữ mang thai.
- Trong cà phê sữa hay các loại cà phê khác, có chứa hàm lượng lớn Caffein và đây là một chất gây nghiện. Với caffein còn là chất kích thích sẽ làm tăng lên nhịp tim nên gây ra cho chúng ta cảm giác mất ngủ và bồn chồn. Ngoài ra, khi bạn uống cà phê sữa nhiều còn có hiện tượng ợ nóng bởi bị kích thích sự bài tiết từ acid trong dạ dày. Với bà bầu, nếu uống cà phê sữa thường xuyên thì sẽ cảm nhận rất rõ những dấu hiệu này.
- Khi bà bầu thường xuyên uống cà phê sữa trong thai kỳ thì việc đào thải chất caffein sẽ phải làm việc rất vất vả. Lượng Caffein lưu lại trên cơ thể người phụ nữ mang thai lâu, có thể xâm nhập và tiếp xúc với thai nhi qua dạ con. Nên rất dễ dẫn đến tình trạng bị sảy thai.
- Việc ta uống cà phê nhiều còn có tác dụng đến lợi tiểu, khiến cho chúng ta đi tiểu quá nhiều. Với phụ nữ đang mang thai, thì việc đi tiểu đã rất nhiều so với người với người bình thường, vẫn cứ tiếp tục uống cà phê sữa thì sẽ còn nhiều điều đáng lo lắng hơn. Trong đó, quan trọng là việc đi tiểu nhiều sẽ khiến cho Canxi cùng với các chất dinh dưỡng thiết yếu trong thai kỳ, bị “đẩy thải” ra ngoài trước khi mà cơ thể ta chưa kịp hấp thụ, điều này khiến cho cơ thể mẹ và con đều ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nếu như lượng Caffein tồn tại trong cơ thể mẹ lâu, ảnh hưởng đến cơ thể bé sẽ làm cho nhịp tim của thai nhi tăng, làm giảm đi lượng máu từ cơ thể mẹ đi nuôi bé.
- Vì cà phê là một chất kích thích, nên nếu như các bà bầu uống cà phê nhiều thì chất Caffein sẽ khiến cho tính khí của các mẹ trở nên thất thường, điều đó thực sự không tốt.
- Trong cà phê hay là cà phê sữa cũng có chứa chất Phenol, đây là hoạt chất có khả năng ngăn cản cơ thể có thể hấp thụ Sắt, mà Sắt là là một dưỡng chất rất quan trọng và cần thiết cho bà bầu. Với những người mang thai mà bị thiết máu vì thiếu Sắt, tốt nhất là không nên uống cà phê.
- Ngoài ra theo thống kê, với những em bé có mẹ thường xuyên uống cà phê trong thời gian mang thai sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh bạch cầu tăng lên 20%. Nếu các >mẹ bầu uống cà phê với lượng nhiều hơn 2 ly mỗi ngày, thì nguy cơ này tăng lên 60%, sẽ là 72% khi mẹ uống liên tục trong một ngày.
- Trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng: nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng Caffeine sẽ làm hạn chế sự tăng trưởng của bé, đặc biệt là về chiều cao và cân nặng, khiến bé dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng và thấp bé, nhẹ cân.
Chính vì vậy mẹ bầu không nên uống cà phê trong thai kỳ mà có thể tìm cho mình một loại thức uống phù hợp, yêu thích và an toàn hơn.
Cà phê quá nhiều hàm lượng caffeine, vậy bà bầu uống cà phê sữa được không? Tương tự như câu trả lời ở phần trên, bà bầu cũng không nên uống cà phê sữa đá. Vì thức uống này cũng chứa hàm lượng Caffein và các chất tương tự như cà phê. Nhưng nếu đó là một thói quen khó bỏ không thể một sớm một chiều bạn có thể cân nhắc cẩn thận và sử dụng với hàm lượng cho phép để không gây ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của chính bạn và bé.
Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên sử dụng 200mg Caffein mỗi ngày. Mức Caffein này sẽ giúp bạn và em bé an toàn. Tuy nhiên, để xác định khối lượng Caffein trong 100g cà phê còn phụ thuộc vào cách pha chế, quy trình sản xuất của từng loại cà phê. Chình vì vậy để đảm bảo an toàn bạn cần lời khuyên của bác sĩ, của người có chuyên môn trong pha chế và xác định lượng Caffein có thể sử dụng. Ví dụ với một cốc cà phê pha phin 240 ml có thể chứa 100 – 200 mg Caffeine, thế nhưng 30ml cà phê Espresso Starbucks lại chứa đến 75mg Caffein
Đây là một thắc mắc được quan tâm rất nhiều. Và câu khẳng định là không có sự liên quan khi bạn uống cà phê và làn da của con bạn lúc đang mang thai.
Thực tế là làn da của bé sẽ không bị thay đổi khi bà mẹ ăn uống. Nhiều người cho rằng cà phê có màu đen, nâu sẽ làm làn da của con bị thay đổi . Nhưng điều đó không đúng khoa học và không có bằng chứng nào khẳng định về điều đó. Làn da của bé được quyết định là do cấu trúc gen.
Có người có thể không bị ảnh hưởng khả năng sinh sản khi uống cà phê, tuy nhiên cũng có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Caffein trong cà phê có khả năng ảnh hưởng tới khả năng sinh con của bạn. Chính vì vậy để quá trình chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ suôn sẻ nhất bạn quyết định cắt giảm lượng cà phê uống mỗi ngày. Đừng giảm đột ngột mà hãy giảm từ từ để tránh sự khó chịu, các triệu chứng mệt mỏi hoặc nhức đầu kèm theo khi bạn đã quá quen với thức uống này.
Bạn có thể đổi sang uống loại đồ uống khác có hàm lượng Caffein thấp hơn như trà lipton, các loại trà thiên nhiên. Hoặc thay đổi thực đơn bằng các loại đồ uống xanh và lành khác ví dụ như:
Trà xanh/trà thảo mộc: các loại trà có nguồn gốc từ thiên nhiên như trà xanh hay trà thảo mộc đều có lượng Caffeine rất thấp và được các chuyên gia xác nhận an toàn cho người đang muốn có em bé hay phụ nữ mang thai.
Nước chanh: trong chanh hoàn toàn không có chứa caffeine nhưng vẫn làm giảm cơn khát và kích thích tinh thần tỉnh táo, sảng khoái. Bên cạnh đó, nước chanh tươi còn thúc đẩy hoạt động tim mạch và hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe làn da của phụ nữ.
Sữa chua: đây là loại thực phẩm vừa thay thế được cà phê sữa, lại vừa bổ sung cho cơ thể của mẹ nguồn dưỡng chất đa dạng và phong phú, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Nước ép hoa quả: một nguồn thức uống tuyệt vời cung cấp rất nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết như Sắt, Kali, Canxi, Acid Folic, Magie, vitamin K, vitamin A, vitamin C,… kích thích vị giác và giảm nghén, hỗ trợ đường tiêu hóa cho cơ thể.
Bà bầu uống cà phê sữa được không? Chúng tôi tin bạn đã có câu trả lời sau khi xem bài viết này. Chúc bạn tìm được sự lựa chọn phù hợp hơn để chuẩn bị tốt nhất đón thiên thần bé nhỏ.