Sau 3 ngày sử dụng Sunkovir - thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị triệu chứng của COVID-19, 100% bệnh nhân không tăng nặng mà giảm nhanh các triệu chứng
Theo thông tin từ báo Pháp luật, sáng 25/4, tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học năm 2023 chủ đề “Hiệu quả của sản phẩm y dược cổ truyền trong phòng ngừa, điều trị COVID-19 và các bệnh cúm mùa”.
Hội thảo nhằm cập nhật kiến thức về phòng ngừa, điều trị COVID-19 và các bệnh cúm mùa bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại, góp phần phát triển nền Đông y Việt Nam.
Ngày 12/4/2023, ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết, Bộ Y tế đã cấp phép làm thuốc cho sản phẩm Sunkovir trị COVID-19. Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, thuốc đông y điều trị >covid-19 và các bệnh cảm cúm, bệnh lây truyền do virus hô hấp Sunkovir là thành quả đáng khích lệ và tự hào trong hoạt động ứng dụng y dược cổ truyền trong phòng ngừa và điều trị Covid-19.
Đây là sản phẩm thuốc y học cổ truyền đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp số lưu hành toàn quốc với chỉ định trên COVID-19 tính đến nay.
PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc khẳng định, sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ toàn bộ hồ sơ, các dữ liệu, số liệu khoa học nghiên cứu của cơ sở sản xuất Hội đồng của Bộ Y tế đã cấp phép cho sản phẩm này dưới tên gọi là Sunkovir IR là thuốc y học cổ truyền dùng phòng và chữa Covid-19.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang quay trở lại phức tạp thì sự ra đời của sản phẩm này rất có ý nghĩa, góp phần giúp người dân có thêm vũ khí chiến đấu với dịch Covid-19.
Thông tin thêm từ Báo Đầu tư, TS-BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, trước khi sản phẩm Kovir được phát triển thành thuốc Sunkovir, thì sản phẩm này được chứng minh giúp giảm nhanh và rút ngắn thời gian mắc các triệu chứng lâm sàng như ho, khó thở, mất khứu giác, mất vị giác, sung huyết mũi; đau nhức toàn thân, đau mỏi cơ, đau họng, tiết dịch mũi, đau đầu, yếu mệt, đau ngực, hắt hơi, ớn lạnh, khàn giọng, đổ mồ hôi, buồn ngủ…
Các chuyên gia nghiên cứu, nhóm sử dụng Kovir không có bệnh nhân chuyển nặng. Tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng ở nhóm dùng giả dược là 6,25%, cao hơn so với nhóm sử dụng Kovir.
Nhóm dùng Kovir, tỉ lệ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc long đàm, thuốc kháng histamin thấp hơn hẳn so với nhóm dùng giả dược. Trong khi tỉ lệ dùng thuốc hạ sốt tại nhóm dùng Kovir cao hơn nhóm dùng giả dược.