Khi đang mang thai ở tuần thứ 39, các bác sĩ đồng thời phát hiện khối u nặng 8kg to bất thường ở bụng người mẹ.
Theo VietNamNet, kết quả xét nghiệm, bác sĩ phát hiện ngoài một thai nhi phát triển bình thường, riêng sản phụ có khối >u nang buồng trứng kích thước lớn chiếm hết ổ bụng.
Trước đó, sản phụ được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau bụng dưới, bác sĩ phát hiện bụng chị L. to hơn rất nhiều so với các sản phụ khác.
Ngay khi bệnh nhân nhập viện, các bác sĩ đã giúp bé trai nặng 3,4 kg chào đời khỏe mạnh, đồng thời cắt trọn khối u buồng kích thước 70x50 cm, nặng 8 kg cho người mẹ. Hiện, >sức khỏe sản phụ ổ định, bé trai bú tốt, dự kiến ra viện vào ngày mai.
Bác sĩ Chung Cẩm Ngọc, khoa Phụ Sản, cho biết >u buồng trứng là bệnh phụ khoa rất thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
“Trước đây, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho khá nhiều trường hợp có khối u buồng trứng. Trường hợp mang thai kèm theo khối u buồng trứng kích thước lớn như sản phụ nói trên khá hiếm gặp. Đối với u nang buồng trứng khi mang thai, chỉ định phẫu thuật sẽ được cân nhắc”, bác sĩ Ngọc nói.
Cũng theo Bác sĩ chia sẻ trên VTV, u buồng trứng có thể xảy ra từ bé gái trước dậy thì đến bà cụ già đã mãn kinh từ rất lâu, từ người bình thường đến phụ nữ mang thai với các xuất độ và tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào từng loại khối u.
Tỷ lệ u buồng trứng từ 5-10% trong cộng đồng dân số nữ. Vì thế, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa và siêu âm ít nhất một lần/năm, nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, sau tuổi 40 hoặc có những dấu hiệu bất thường ở ổ bụng như bụng to lên nhanh, đau bụng… Với phụ nữ đang trong quá trình mang thai, nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để được theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp bất thường, từ đó có hướng xử trí, điều trị kịp thời.
Trong một số trường hợp nếu không có biện pháp can thiệp sớm, u nang có thể tiến triển gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thai phụ như: u có thể chèn ép lên tử cung cản trở sự phát triển của tử cung đang mang thai nhi, chèn ép lên bàng quang gây bí tiểu, tiểu lắt nhắt, chèn ép lên ruột làm tăng tình trạng táo bón của thai phụ.
U có thể bị vỡ khi u là dạng dịch và u dạng đặc u xơ tử cung, các cơ quan vùng chậu chèn ép làm vỡ u. U buồng trứng trở thành u tiền đạo gây đẻ khó phải mổ lấy thai.
Biến chứng xoắn: thường gặp với loại u to có cuống, xoắn thường gặp ở thời kỳ thai nhỏ và thời kỳ hậu sản khi sản phụ vừa sanh xong, kích thước tử cung thu nhỏ lại làm ổ bụng trống và u sẽ dễ bị xoắn cuống.
Biến chứng hóa ác tính: tùy từng loại u mà biến chứng này có các tỷ lệ khác nhau.