Cô ấy ngồi co rúm ở góc hành lang bệnh viện, ôm con trai tôi trong tay, ánh mắt đờ đẫn. Tôi hỏi cô ấy đi đâu mà để con ở nhà một mình trong khi nó mới 7 tuổi. Cô ấy chỉ khóc không nói được lời nào.
Tôi được nhiều người ngưỡng mộ vì thành đạt từ khi còn rất trẻ. Đến khi kết hôn, tôi có một người vợ xinh đẹp, con gái đầu lòng, giờ lại có con trai, mọi người càng ghen tỵ với cuộc sống của tôi. Thế mà, chỉ vì không hiểu rõ chuyện ở cữ phức tạp, tôi đã vô tâm khiến cho vợ phải vất vả, con bị tai nạn nghiêm trọng.
Tôi vốn khá bận rộn nên con đầu lòng tôi còn chăm chút cho vợ. Đến đứa thứ hai, tôi giao hết cho mẹ mà không biết, vợ tôi vốn tính hiền lành, cam chịu nên không bao giờ nói lại, thực ra cô ấy và mẹ tôi rất không hợp nhau.
Con trai tôi mới 4 tháng mà đi viện 3 lần, lần nào cũng ở viện chục ngày. Thằng bé ốm yếu, gầy tong teo nên mẹ tôi xót ruột, mắng vợ tôi suốt. Cô ấy ăn không ngon, bận bịu hai đứa con trong khi tôi đi tối ngày. Như đợt này, tôi đi công tác triền miên, về nhà là ngủ lấy sức nên ngủ phòng riêng.
Thấy vợ vẫn béo khỏe, chỉ có vẻ hơi buồn, tôi cũng không để tâm lắm. Thỉnh thoảng thấy mẹ tôi gắt, quát cô ấy quên này quên kia, tôi cũng mặc kệ chuyện đàn bà. Tôi quan điểm không làm quan tòa giải quyết chuyện của vợ và mẹ để tránh xung đột căng thẳng hơn.
Hôm ấy tôi vừa xuống sân bay thì bà nội hốt hoảng thông báo con gái tôi ở nhà một mình còn mẹ đi đâu không biết. Con ngã cầu thang gẫy tay. Đến gần 8h tối, bà đi lễ chùa xa về, thấy nhà cửa vắng lặng, tối om, vào nhà thì thấy cháu đang nằm khóc ở dưới sàn. Tôi nghe đến đâu run bần bật đến đấy.
Một tiếng sau tôi mới đến được bệnh viện, gặp vợ là mắng một trận tưng bừng. Cô ấy ngồi co rúm ở góc hành lang bệnh viện, ôm con trai tôi trong tay, ánh mắt đờ đẫn. Tôi hỏi cô ấy đi đâu mà để con ở nhà một mình trong khi nó mới 7 tuổi. Cô ấy chỉ khóc không nói được lời nào.
Thấy vợ chồng tôi ồn ào, ông bác sĩ già đi qua nhìn tôi từ đầu đến chân rồi gọi tôi lại gần từ tốn nói: "Vợ cậu cũng cần khám. Cậu nên dẫn cô ấy đi khám tâm lý xem có bị trầm cảm sau sinh không? Bệnh này giờ nhiều phụ nữ ở cữ gặp phải đấy".
Tôi hoang mang nhìn vợ, nghĩ lại việc cô ấy hay quên nên bị mẹ tôi mắng suốt. Tôi phải xuống nước ngay, không dám trách móc cô ấy nữa.
Đến lúc về, bà hàng xóm chạy sang kể chuyện tôi mới biết. Bà ấy đi tập thể dục trong công viên gần nhà có gặp vợ đưa con trai đi dạo. Tối muộn mà cô ấy cứ thơ thẩn đẩy xe của con, cũng chẳng che chắn sương gió gì. Đã vậy, vừa đi cô ấy vừa kiểu suy nghĩ ngẩn ngơ, tâm trạng có vẻ ủ dột.
Ngày hôm sau đi khám thì đúng là vợ tôi bị trầm cảm nhẹ sau sinh do có quá nhiều áp lực. Cô ấy gặp bác sĩ tâm lý xong mà nhẹ nhõm hẳn. Dù không tiết lộ chi tiết cho tôi, nhưng bác sĩ bảo tôi là người >chồng vô tâm, để mẹ chồng nàng dâu bất hòa quá lâu, thêm việc con ốm đau nên vợ tôi luôn căng thẳng thần kinh.
Tôi thương vợ quá mọi người ạ. Tôi phải làm gì để bù đắp cho cô ấy đây? Công việc của tôi không thể nói bỏ là bỏ được. Tôi là người lo kinh tế chính trong nhà. Chuyện ở cữ của phụ nữ tôi lại không hiểu rõ, giúp vợ cũng khó.