Thấm thoát tới thời điểm con dâu sinh nở, mẹ trở thành "bảo mẫu" chuyên nghiệp. Người nhà quê như mẹ làm gì biết đến máy hút sữa, hâm sữa là như thế nào nhưng rồi cũng phải học.
Đến độ tuổi gần đất xa trời này rồi, mẹ không còn thiết tha gì việc ăn ngon, mặc đẹp. Điều mà mẹ khao khát nhất là những bữa cơm đoàn viên, sum vầy bên con cháu. Mắt mẹ nhòa rồi nhưng vẫn muốn ngắm nhìn con cháu lớn lên khỏe mạnh. Tai mẹ không nghe rõ nhưng vẫn muốn nghe tiếng cháu cười đùa. Điều đơn giản nhất đối với mẹ bây giờ là được nhìn thấy một gia đình vẹn tròn, đủ đầy.
Ngày ba mất, con đưa mẹ từ quê lên thành phố sống cùng vợ chồng con. Con nói không muốn mẹ sống một mình, cô đơn, hiu quạnh. Với lại >con dâu cũng sắp sinh nên mẹ mới đồng ý lên ở để tiện chăm sóc cháu. Thời gian đầu, con nói mẹ không cần phải làm gì, bởi vì đã có cô giúp việc. Nhưng dân quê mà con, quen với việc mỗi ngày phải quần quật, làm luôn tay luôn chân, ai mà chịu ngồi yên đâu. Vậy là mẹ xắn tay vào phụ giúp việc nhà, cô giúp việc làm gì chưa vừa ý mẹ đều nhúng tay vào.
Dần dần, các con thấy mẹ “được việc” nên cho cô ấy nghỉ làm, mọi việc nhà giao cho mẹ toàn quyền xử lý. Thời gian đó, con dâu cũng đang mang thai đứa thứ hai ở tháng thứ 5. Tâm lý phụ nữ mang thai có nhiều điều bực dọc trong người nên không tránh khỏi lúc cáu gắt. Những lúc con dâu khó chịu hay đòi ăn này, ăn kia, mẹ cũng chịu khó làm những món con thích.
Mỗi sáng, mẹ phải dậy sớm đến chợ chọn con cá tươi nhất, miếng thịt ngon nhất để bồi bổ con dâu. Quần quật trong bếp cả buổi mới được bữa ăn, nhưng khi dọn lên, con thì chê canh mặn, cháu thì chê cơm khô khốc. Sau khi ăn xong, ai nấy đều bỏ chén dĩa ở đó rồi đi thẳng lên phòng, không đoái hoài đến việc mẹ sẽ xử lý đống chén dĩa đó như thế nào.
Mặc cho các con chê mẹ nấu cơm không ngon, mẹ cũng phải cố gắng nấu đúng 3 bữa mỗi ngày để các con ăn no, đủ chất >dinh dưỡng. Không kể những lần >con trai đi làm về trễ, mẹ phải chờ cửa. Nếu con chưa ăn, mẹ phải xuống bếp nấu cho bát mỳ ăn lót dạ.
Thấm thoát tới lúc con dâu sinh nở, mẹ trở thành "bảo mẫu" chuyên nghiệp. Người nhà quê như mẹ làm gì biết đến máy hút sữa, hâm sữa là như thế nào nhưng rồi cũng phải học. Con dâu chê cách chăm em bé của mẹ cổ hũ, lạc hậu và chỉ muốn làm theo những gì học được trên mạng.
Tuổi già ập đến, mẹ không tránh khỏi những lần không thể nhớ nỗi mọi việc. Đồ đạc để đâu cũng không thể nhớ, vậy là con càm ràm mẹ vứt đồ lung tung. Những đứa cháu luôn chê bà nhắc hoài một chuyện, rồi than phiền rằng bà không kêu đúng tên con cháu trong nhà. Các cháu chê bà nhà quê, không biết gì về những trò chơi mà chúng thường dán mắt vào chiếc điện thoại kia. Thay vì nói chuyện với người bà nhà quê nhàm chán, chúng vẫn thích những trò chơi kia hơn. Mẹ có cảm giác mình ở trong nhà thật sự không hề quan trọng.
Mẹ không sống ở thời đại của tụi con nên suy nghĩ của mẹ có phần lạc hậu và cổ hủ. Con thường nói với mẹ câu đó, mẹ biết nhưng không trách con. Mỗi thế hệ đều có cách suy nghĩ và hành động khác nhau. Chỉ mong con trai và con dâu à! Mẹ già rồi, đừng xem mẹ là osin của tụi con.