Trước đó, thông tin về các bệnh nhi tử vong do Adenovirus đều mắc bệnh nền như: Tim bẩm sinh, ung thư, viêm não, suy đa tạng…

My My (t/h) 14:16 04/10/2022

Tuy nhiên, theo thông tin từ Báo Người Lao Động, bệnh nhi tử vong mới nhất là bé 13 tháng tuổi có thể trạng khỏe mạnh. PGS PGS-TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: "Sáng 3-10, bệnh viện ghi nhận một ca tử vong là trẻ 13 tháng tuổi có tiền sử khỏe mạnh, không bệnh nền. Trẻ có tổng thời gian điều trị, thở máy gần 50 ngày, giai đoạn cuối được điều trị theo hướng xơ phổi, bội nhiễm."

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn quá tải bệnh nhi tới khám. Ảnh: Công an nhân dân

Tại Khoa Nhi hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, gần 50% số trẻ đang điều trị tại đây được xác định là nhiễm >Adenovirus, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Đến nay bệnh viện này ghi nhận 84 ca, tuần qua có 57 ca điều trị nội trú, với 5 ca nặng, nguy kịch phải hỗ trợ hô hấp.

Tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, từ ngày 24 đến 30-9 ghi nhận 13 ca bệnh mắc Adenovirus. Trong 9 ca đang điều trị, có 2 ca thở máy hỗ trợ.

Điều trị bệnh nhi nhiễm Adenovirus tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Người Lao Động

Theo thông tin từ Báo Tiền Phong cho biết, số ca mắc và tử vong do Adenovirus tính đến ngày 3/10 tăng lên so với thông tin từ tuần trước. Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 3.130 ca mắc Adenovirus, 9 ca tử vong.

Trong đó có 2.344 ca tại Hà Nội, chiếm khoảng 75% tổng số bệnh nhân, chủ yếu từ 1-3 tuổi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là sàng lọc, phân luồng, phân tuyến điều trị nhằm hạn chế tối đa bệnh nhân trở nặng, tử vong, lây chéo trong cơ sở điều trị.

Cách thức lây nhiễm chủ yếu của loại virus Adeno là giọt bắn đường hô hấp khi tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với người bệnh. Người ta còn tìm thấy nếu bơi lội hay dùng chung nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm với người người bệnh. Bên cạnh đó, dùng chung các đồ dùng cá nhân với người nhiễm virus cũng có thể khiến trẻ bị lây bệnh.

Số ca mắc Adenovirus gia tăng trong thời gian gần đây. Ảnh: Người Lao Động

Tuy nhiên, theo thông tin từ Báo Sức khỏe và >đời sống, loại virus này có thể bị tiêu diệt nhanh chóng bởi tia cực tím hay trong môi trường nước sôi 100 độ C. 

Gia đình cần:

- Rửa tay thường xuyên.

- Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Các bậc phụ huynh cần đảm bảo cho con ăn sạch, uống sạch. Chú ý bổ sung >dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

- Thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong gia đình.

- Chú ý vệ sinh cho trẻ thường xuyên nhắc nhở trẻ sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng. Đây là cách phòng bệnh hiệu quả và thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

- Cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vào thời điểm giao mùa. Không để trẻ ra nhiều mồ hôi khi chơi đùa để tránh nhiễm lạnh.

- Không nên cho trẻ đến những nơi công cộng khi đang xảy ra dịch bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải cho trẻ ra ngoài, cần đeo khẩu trang cho trẻ. Tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh.

- Cho trẻ tiêm các vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và đưa trẻ đi khám, phòng bệnh kịp thời. 

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe