Thời điểm xảy ra câu chuyện này cũng đã khá lâu, tuy nhiên, vẫn được nhiều người chia sẻ lại, chuyên gia cũng lí giải để những người quan tâm hiểu rõ hơn.
Chia sẻ trên Infonet cho hay, ông Nguyễn Văn B. 65 tuổi, ở Thanh Hà, Hải Dương đang điều trị tại Bệnh viện K Hà Nội sau hơn 6 năm chữa thành công bệnh >ung thư đại tràng. Ông B. tâm sự: "Cứ tưởng bệnh đã khỏi 6 năm rồi, gần đây tôi thấy ho nhiều, uống thuốc không khỏi. Tôi đi kiểm tra >sức khỏe tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương. Bác sĩ thấy bất thường, có u ở phổi nên yêu cầu tôi kiểm tra lại. Lúc này, ung thư tái phát và đã di căn vào trong phổi, một số cơ quan khác".
Giọng buồn rầu, ông B. kể thực ra việc đi đám ma hay kiêng đến những nơi cải táng thực sự cần với bệnh nhân ung thư. Ông B. cho biết 6 năm trước, người anh của ông qua đời. Ông B. đã vào tắm rửa, thay quần áo cho anh. Về nhà, ông bị sốt mấy ngày. Nửa tháng sau bụng đau dữ dội, đau quặn từng cơn. Lúc ấy, ông đi khám bệnh phát hiện bị ung thư đại tràng.
Các bác sĩ đã làm phẫu thuật và cắt đi 20 cm đại tràng. Ông B. tiếp tục điều trị hóa chất một năm và >sống khỏe được 6 năm nay. Ông không ngờ bệnh lại quay lại. Ông B. cho rằng vì đi đám ma trong người đã có sẵn tế bào ung thư nên gặp hơi lạnh tế bào phát tác nhanh hơn.
Chị Nguyễn Thị Hà 54 tuổi, Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội tâm sự cách đây 4 năm chị đã điều trị căn >bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 2B. Trong phòng bệnh của chị có mấy chị em cùng truyền hóa chất. Thi thoảng, mọi người vẫn trò chuyện rôm rả vì ai cũng tự tin rằng bệnh sẽ đẩy lùi nay mai. Trong đó có một người bệnh cùng phòng quê ở Bắc Ninh. Chị ấy đã điều trị sắp xong 29 mũi xạ trị cho ung thư vòm họng. Sức khỏe cải thiện đáng kể.
Chị ấy về nhà chơi và đi đám tang người trong họ. Sau đám tang, chị lên Hà Nội xạ trị tiếp nhưng chưa hết đợt xạ trị, chị đi kiểm tra sức khỏe thấy các khối u bỗng nhiên di căn rất nhanh và tử vong sau 1 tháng. Mọi người đều cho rằng do chị đã đi đám ma. Từ đó, bệnh nhân ai ai cũng bảo nhau phải kiêng đám ma không được đi. Chị Hà kể bản thân chị sau 4 năm tạm khỏi bệnh giờ đây chị cũng không dám đến các đám hiếu vì lo sợ các tế bào ung thư dễ tái phát và di căn vì 'hơi độc' của đám ma (?).
Nghe đến thông tin này, hầu như ai nấy đều hoang mang và tin rằng ‘có kiêng có lành’. Một số người cũng ngay lập tức hỏi các chuyên gia. Họ lý giải như thế nào?
Chuyên gia giải thích bệnh tình và đám tang
Theo Bác sĩ Hà Hải Nam - Phó Trưởng khoa Ngoại Tiêu Hoá 1, Bệnh viện K (Hà Nội) chia sẻ trên VnExpress như sau: Hiện, không có cơ sở khoa học nào cho thấy người bị ung thư đi đám tang sẽ khiến tái phát bệnh. Ở những người phát hiện bệnh muộn, đã điều trị nhưng tế bào ung thư vẫn có thể còn tồn tại với số lượng ít trong cơ thể.
Khi bệnh tái phát, mọi người cho rằng hai sự việc có liên quan đến nhau, dù chỉ là trùng hợp. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi đang mang bệnh, phụ nữ có thai, mắc ung thư... được khuyên không nên đi đám tang để tránh nhiễm hơi lạnh, không tốt cho sức khỏe.
Cũng theo Báo Sức khỏe và >đời sống, trong dân gian từ lâu vẫn quan niệm rằng, hơi lạnh tỏa ra từ người chết sẽ nhiễm vào những người đi đám ma, gây bệnh nếu cơ thể không đủ sức chống đỡ.
Tuy nhiên, về mặt khoa học, không có căn cứ để khẳng định đi dự đám tang làm cho bệnh tế bào ung thư di căn nhanh hay bệnh ung thư tái phát trở lại.
Về trường hợp phát bệnh ung thư sau đám tang hay tử vong và di căn sau khi đi đám tang chẳng qua là trùng nhau chứ vía lạnh không có ảnh hưởng gì. Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào bởi không khí u buồn, nặng nề ở đám tang sẽ ám ảnh tâm lý. Khi bệnh nhân suy sụp, thể trạng yếu sẽ tạo cơ hội khiến tế bào ung thư càng phát triển nhanh chóng hơn. Những người mắc ung thư khi đi đám tang không nên quá đau buồn quá ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi tinh thần vững, sức khỏe tốt thì việc đi lễ hiếu này hoàn toàn không đáng lo sợ.
Một trong những đặc tính của bệnh ung thư là tái phát và di căn. Ở giai đoạn sớm, nhiều loại ung thư có khả năng điều trị thành công cao và nguy cơ tái phát ít nhưng không ai dám chắc sẽ diệt được tế bào ung thư cuối cùng. Khi đã chữa ung thư, người bệnh cần luôn tuân thủ quá trình điều trị, >dinh dưỡng và tái khám.
Người ung thư nên làm gì khi nhà có đám tang?
+ Với những người bị bệnh ung thư, nếu khi đi dự đám tang không nên vật vã, đau buồn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu như sức khỏe tốt và tinh thần vững, không nên lo sợ việc đi lễ hiếu này mà vẫn có thể đi bình thường
+ Những người đang điều trị bệnh ung thư cần đi khám lại suốt đời đến khi qua đời vì giai đoạn tái phát ít hay nhiều.
+ Trường hợp khi phát hiện sớm di căn ít nhưng không ai biết chắc nó sẽ không tái phát nên không được bỏ qua việc đi khám.
+ Trong điều trị ung thư, cho dù khối u đó đã cắt, vét hạch, xạ trị và thậm chí diệt được tế bào, thế nhưng không ai dám chắc diệt được tế bào cuối cùng bởi biết đâu khi mổ đã có tế bào bắn ra chỗ khác mà bác sĩ không biết.